CHÁNH NIỆM (Bậc Tung Bay)

CHÁNH NIỆM

 
Con đường thực hành Thiền định rất là hiện tại và rất thiết thực.
Huynh trưởng cho đoàn sinh đi vào thực hiện từng bước điều hòa thân, điều hòa hơi thở (còn điều hòa tâm dành cho ngành thiếu).
ÐIỀU HÒA THÂN:
TỔNG QUÁT VỀ THẾ NGỒI, CHỖ NGỒI, THỜI ÐIỂM VÀ THỜI GIAN NHẬP THIỀN VÀ XÃ THIỀN.
* Ngồi thế hoa sen hay kiết-già:
Thực hiện nghiêm chỉnh các điểm sau đây:
Bàn chân phải đặt lên bắp vế chân trái trước, rồi tiếp đặt bàn chân trái lên bắp vế chân phải. Ðặt chéo chân lên nhau theo thứ tự ngược lại cũng được.
Bàn tay trái đặt ngửa lòng trên gót chân (hai gót chân), rồi đặt bàn tay phải chồng lên bàn tay trái thế nào để hai đầu ngón tay cái giao nhau (chỉ vừa dính sát nhau). Ðặt bàn tay theo thứ tự ngược lại cũng được, miễn là chúng ta cảm thấy thoải mái.
Lưng được giữ thẳng đứng.Ðầu được giữ thẳng, mắt khép nhẹ nhìn qua đầu chót mũi xuống sàn ngồi.Nếu mắt mở lớn thì sẽ dễ bị tán loạn.
Miệng ngậm lại một cách tự nhiên.
Với những em không thể ngồi theo thế hoa sen, thì có thể ngồi bán già hay xếp bằng. Có thể ngồi trên một cái ghế dựa có chỗ gác tay; chân buông thỏng xuống, lưng vẫn giữ thẳng.
Thở bằng mũi, giữ cho hơi thở vào đến ngực hoặc vào sâu hơn một ít.Thở tự nhiên; đừng cố nín thở.
Có thể ngồi Thiền bất cứ chỗ nào mà anh chị thấy thuận lợi. Chỗ ngồi cốt thế nào đừng nóng quá, đừng nhiều ánh sáng quá, đừng tối quá và đừng có gió lộng. Tránh chỗ ngồi có nhiều tiếng động ồn ào.
(Cần tránh ngồi ngay sau bữa ăn)
* Nhập Thiền: Trước khi vào ngồi Thiền anh chị đừng cho các em làm các việc tháo mồ hôi. Nên hít thở và làm vài cử động để giản gân cốt ở tay, chân, cổ và mình trước khi ngồi để cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi. Nên rà soát lại áo và quần mặc, đừng để bó sát vào mình gây trở ngại lưu thông của máu.
* Xuất Thiền: Sau một thời gian ngồi Thiền thì cho xả Thiền. Trước khi xả ít phút, cho dừng lại yên tỉnh, lắc nhẹ hai vai, buông hai bàn tay ra trước, xát mạnh hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm để háp tay vào đôi mắt, làm như thế chừng 3,4 lượt; sau đó mắt từ từ mở, đoạn xả đôi chân ra, dùng tay xát mạnh trên mu bàn chân và suốt dọc ống chân cho máu lưu thông; làm như thế này chừng 3 phút, sau đó từ từ đứng dậy. Nếu cảm thấy chân và lưng thông máu hẳn thì bước đi; nếu còn thấy tê thì hãy chờ chốc lát cho máu thông rồi hãy đi.Anh chị phải làm kỷ như thế là để giữ cho mắt khỏi yếu và bước đi khỏi té.
Có hai hình thức thiền định của Phật Giáo là Thiền chỉ và Thiền quán, thiện xảo nhất là chỉ quán song tu.Trong Tứ niệm xứ mỗi đối tượng: thân, tâm, pháp, thọ đều có hai phần thực hiện chỉ và quán.
Thiền chỉ: quan sát theo dõi đối tượng.
Thiền quán: quán tánh sanh diệt trên mỗi đối tượng
Sau khi biết rõ một số việc cần làm ở trên, anh chị cho các em đi vàobài thực tập.
* Bài thực tập Bậc Tung Bay
Thời gian ngồi: 10 phút. Ngồi theo các chỉ dẫn ở trên
Theo dõi hơi thở: thở vào, ra (hít vào và thở ra) cho đều đặn, không quá nhanh và không quá chậm.
Thực tập Tâm Niệm Xứ (theo dõi các trạng thái tâm lý).
Vừa theo dõi hơi thở vào ra, vừa nói thầm các câu sau đây:
Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô
Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra.
Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô
Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra.
Với tâm tịnh chỉ, tôi sẽ thở vô
Với tâm tịnh chỉ, tôi sẽ thở ra.
Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô
Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra.
Phần thực tập này theo dõi các trạng thái vui, buồn, động tĩnh của tâm lý. Ngang đây, cũng chỉ thực tập có tính cách hình thức và đơn giản.Phần thực tập đi sâu hơn sẽ được giới thiệu ở ngành Thiếu.
Thời gian thực tập là 10 phút.
CHÚ Ý: Có thể quán: thân, tâm, pháp, thọ.
Các em chỉ cần thực tập mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy, hay vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
Luyện tập như thế này sẽ tăng trưởng ký ức và óc quan sát tốt cho các em. Sức khỏe cũng được bảo đảm tốt.Tính năng động sẽ được kềm chế bớt.
Có thể được thực tập đối với mọi căn cơ ngồi Thiền
CÂU HỎI ÔN TẬP
– Thế nào là thiền chỉ ?thế nào là thiền quán?

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.