LA BÀN (Bậc Trung Thiện)

  LA BÀN  
             


GIỚI THIỆU VỀ LA BÀN
La bàn
(Địa bàn) là dụng cụ dùng để định hướng trên Trái Đất. Tuy có thể có nhiều nguyên tắc hoạt động khác nhau, nhưng chúng đều được sử dụng cho mục đích xác định các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đối với điểm định vị trên trái đất. La bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay…
1. Một số La bàn cơ học thường gặp
 
   
  

         La bàn tròn                                                            La bàn đa năng cơ học
2. Cấu tạo và sử dụng la bàn cơ học
Có 2 loại địa bàn thông dụng:
+ Loại có kim (1 đầu có từ tính) quay trên một trục và chỉ một hướng nhất định hướng Bắc – Nam. Hướng Bắc thường được đánh dấu bằng sơn màu đỏ. Hướng Nam đánh dấu sơn màu xanh (hoặc màu trắng).
+ Loại không có kim mà chỉ có một mặt tròn trên có khắc mũi tên và luôn chỉ về một hướng hoặc ghi số 0 và chữ N.
Vỏ hay họp đựng kim xoay hình tròn, được phân chia theo ly giác – hay 360 độ.


– Mặt kính của hộp đựng kim La Bàn.

– Các phụ kiện khác để cầm La bàn và dây ngắm với khe và tiêu điểm được thiết kế bên ngoài mặt kính, giúp cho việc đo – ngắm và tính toán được nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Cách sử dụng la bàn quân sự (La bàn chuyên dụng)
La bàn quân sự, đây là loại la bàn tiêu biểu, có độ chính xác khá cao, rất tinh vi và dễ sử dụng. La bàn quân sự gồm các thành phần sau đây:
1. Khoen đồng: Dùng để luồn ngón cái, giữ la bàn khi nhắm hướng và khóa nắp la bàn lại.
2. Nắp la bàn: Có một khe hình chữ nhật, ở giữa có 1 sợi dây đồng nhỏ gọi là “Chỉ nhắm hướng”, để nhắm vào ban ngày. Chỉ nhắm hướng có 2 chấm lân tinh dùng để nhắm vào ban đêm. Nắp la bàn được gắn với thân la bàn bằng 1 bản lề.
3. Mặt la bàn: Gồm có hai mặt kính
– Mặt thứ nhất: Xoay tròn được, và có 120 nấc (mỗi nấc là 3 độ). Trên mặt kính có một vạch và một chấm lân tinh hợp với nhau tạo thành một góc 45 độ, góc là trục của la bàn.
– Mặt thứ hai: Cố định, có một vạch đen chuẩn hướng về nắp la bàn.
4. Mặt kính khắc số di động:
Được gắn vào một thanh nam châm và xoay quanh một trục, trên đó có hai mặt số.
– Vòng ngoài: Màu đen, chỉ ly giác. Có 6400 ly giác.
– Vòng trong: Màu đỏ, chỉ độ. Có 360 độ
5. Bộ phận ngắm: Gồm có khe ngắm và kính phóng đại.
6. Thước đo: Nằm ngoài cạnh trái của la bàn khi mở ra. Sử dụng được cho bản đồ có tỷ lệ là 1/25000.

 Cách sử dụng
– Mở và ấn khoen đồng xuống phía dưới.
– Mở nắp và bẻ thẳng góc với mặt la bàn.
– Mở bộ phận ngắm xiên 45 độ so với mặt la bàn.
– Luồn ngón cái tay phải qua khoen đồng.
– Ngón tay trỏ phải ôm quanh thân la bàn, ba ngón còn lại đỡ thân la bàn.
– Tay trái ôm và nâng tay phải.
– Đưa địa bàn sát vào mắt, lấy đường ngắm.
Khi sử dụng la bàn ta phải lưu ý các điểm sau:
– Không gần vật kim loại: kim nam châm sẽ chỉ lệch.
– Không để gần lửa: Nam châm sẽ mất từ tính.
Tóm lại: Ba bộ phận cơ bản của la bàn gồm
– Kim đuợc từ hóa, theo hướng Bắc từ trường
– Mặt la bàn được khắc độ và quay trên một trục, có thể điều chỉnh với bất kỳ phương vị từ trường.
– Nền có vẽ mũi tên để chỉ hướng mà mình muốn tới
3. Các ký hiệu quốc tế:
+ Chữ N là viết tắt của chữ North, dùng chỉ hướng Bắc.
+ Chữ E là viết tắt của East, dùng chỉ hướng Đông.
+ Chữ S là viết tắt của South, dùng chỉ hướng Nam.
+ Chữ W là viết tắt của Weast, dùng chỉ hướng Tây.
+ Chữ NE là viết tắt của North – East, dùng chỉ hướng Đông Bắc.
+ Chữ SE là viết tắt của South – East, dùng chỉ hướng Đông Nam.
+ Chữ SW là viết tắt của South – Weast, dùng chỉ hướng Tây Nam.
+ Chữ NW là viết tắt của North – Weast, dùng chỉ hướng Tây Bắc.
4. La bàn điện tử:
Ngày nay còn sử dụng la bàn đa năng điện tử, số liệu hiện trên mặt kính của la bàn điện tử cũng có kim điện tử chỉ hướng bắc từ, đồng thời còn có số liệu cho biết số đo góc lệch của hướng của la bàn điện tử so với hướng bắc từ, ngoài ra còn có nhiều số liệu và tính năng khác tiện dụng cho việc xác định phương hướng ban ngày và ban đêm.
Trên một số loại điện thoại di động ngày nay có tích hợp chức năng của la bàn điện tử rất tiện lợi, giao diện thân thiện. Thông thường đi kèm với việc sử dụng GPS nhằm xác định vị đang tọa lạc và truy tìm các vị trí khác trên bản đồ.
 

             La bàn đa năng điện tử                                                Một kiểu La bàn trên ĐTDĐ

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.