CỨU THƯƠNG (Bậc Trung Thiện) CẤP CỨU RẮN, RẾT CẮN
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
Xử trí động vật cắn, côn trùng đốt
– Quan sát xung quanh và cẩn thận tránh những mối nguy hiểm với bạn.
– Động viên nạn nhân và giải thích để họ bình tĩnh, giúp họ đỡ hoảng sợ, góp phần phòng chống sốc do sợ hãi.
– Hạn chế sự lan tỏa của nọc độc hoặc nguồn gây bệnh qua vết cắn, đốt bằng cách:
– Hướng dẫn nạn nhân hạn chế cử động.
– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng.
– Băng ép vết thương.
– Cố định chi nếu bị cắn, đốt ở chi.
– Cố gắng tìm hiểu con vật gây vết cắn, đốt để điều chỉnh phương pháp sơ cứu cho phù hợp.
– Chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt cùng với con vật.
Rửa vết cắn (đốt)
Người sơ cứu cần lưu ý:
– Không tiếp xúc với máu nạn nhân khi tiến hành sơ cấp cứu, bằng cách đeo găng tay cao su, nilon… Rửa tay kỹ trước và sau sơ cấp cứu vết thương.
– Không được mút (hay hút) vết thương bằng miệng, vì có thể gây nguy hiểm cho người sơ cứu
– Không được làm garo (đặc biệt garo động mạch). Phần cơ thể dưới vị trí ga-rô có thể sẽ bị hoại tử do ga-rô không đúng cách dẫn tới hậu quả phải cắt cụt vì hoại tử do thiếu dinh dưỡng và ôxy.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Các biện pháp loại bỏ nọc độc và hạn chế sự lan tràn của nọc độc: Thực hiện càng nhanh càng tốt, trong vài phút đầu.
– Nhanh chóng đặt nạn nhân nằm, hướng dẫn họ nằm yên để làm hạn chế sự lan truyền của nọc độc. (lưu ý với trẻ bị rắn cắn: không cho trẻ tự đi hoặc chạy vì có thể làm nọc độc lan ra toàn thân).
– Rửa sạch vết cắn bằng nhiều nước (nước muối hoặc thuốc sát khuẩn vết thương nếu có) để loại bỏ nọc độc.
– Chườm nước đá ở vết cắn. Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức ở vùng vết cắn, vì có thể gây chèn ép sau này khi vết cắn sưng phù.
– Nếu vết cắn ở chân hoặc cánh tay, hãy băng ép phía trên vết thương bằng băng thun giãn cho tới nách hoặc háng (không thắt garo), bất động chi bằng một cái nẹp như trường hợp bất động gãy xương, để làm hạn chế sự lan truyền của nọc độc.
– Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Cần giữ cho nạn nhân nằm yên trong suốt thời gian vận chuyển, để vị trí vết cắn thấp hơn so với tim để hạn chế sự lan toả nhanh chóng của nọc độc. Tốt nhất là vận chuyển bằng cáng.
– Nếu có thể mang con rắn đã bị giết chết tới bệnh viện để xác định loại huyết thanh trung hoà nọc độc rắn thích hợp.
Các trường hợp cần theo dõi và nhập viện:
– Tất cả các trường hợp bị rắn độc cắn
– Không rõ là rắn độc hay rắn lành cắn
– Nhiễm trùng, phù nề hoại tử tại chỗ.
Người sơ cứu lưu ý những việc không được làm khi rắn độc cắn:
– Không đặt ga-rô vì đặt ga rô không đúng cách có thể gây đau, sưng nề, tắc nghẽn, hoại tử.
– Không cho nạn nhân nuốt thảo dược khi không có hướng dẫn của thầy thuốc.Không cắt rạch, chà xát lên vết thương, bôi hóa chất, ngâm trong dịch lỏng sôi, hơ trên ngọn lửa làm tổn thương, hủy hoại toàn bộ phần cơ thể.
2. Rết cắn:
Rết là loài bò sát có rất nhiều chân, có đôi răng nhọn và khi cắn để tự vệ thì chất độc từ lỗ chân răng phóng thẳng vào vết thương.
a. Triệu chứng người bị rết cắn:
– Trường hợp bị nhẹ: Chỗ vết cắn bị sưng nhức, khó chịu.
– Trường hợp bị nặng: Vùng vết cắn bị nhiễm trùng, phù nề và hoại tử, nóng sốt cao độ, đau nhức đầu, lợm giọng, nôn mửa.
b. Xử trí:
– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng.
– Chườm nước đá ở vết cắn làm giảm đau nhức.
– Nếu không thuyên giảm thì chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
– Xử trí như trường hợp bị rắn độc cắn.