TT.Huế: Pháp thoại và giao lưu với GĐPT Đốc Sơ – GĐPT Vĩnh Nhơn

Mục tiêu chính là đem giáo lý của Đức Phật đến với mọi người. Đặc biệt là các đoàn sinh GĐPT muốn tìm hiểu và ứng dụng lời Phật dạy để có một đời sống an lành và hạnh phúc hơn. Đây cũng là cơ hội để Tăng Ni sinh viên trẻ rèn luyện các kỹ năng cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu trong lĩnh vực hoằng pháp trong tương lai, bao gồm lập kế hoạch, viết lời đề dẫn, thuyết trình và kỹ năng xử lý tình huống. Thông qua các hình thức pháp thoại, pháp đàm, giao lưu và sinh hoạt nghệ thuật đa dạng, Tăng Ni sinh viên có cơ hội để trải nghiệm với môi trường thực tiễn, áp dụng kiến thức học trên lớp vào đời sống thực tế thông qua hình thức vừa học vừa ứng dụng, trau dồi kinh nghiệm, khả năng giao tiếp và sự linh động khi còn đang ngồi trên giảng đường Học viện.

Tham dự buổi giao lưu có Đại đức Thích Thiền Trí – Phó trưởng Ban hoằng pháp GHPGVN tỉnh TT. Huế, Giảng viên Học viện PGVN tại Huế, Đại đức Thích Nguyên Tịnh – UV Ban hoằng pháp GHPGVN tỉnh TT. Huế, quý Tăng Ni sinh viên khóa 7 Học viện PGVN tại Huế; các Huynh trưởng, đoàn sinh 2 GĐPT Đốc Sơ và Vĩnh Nhơn.

Mở đầu buổi giao lưu là lời phát biểu chào mừng của Htr Quảng Vi Đặng Duy Trường. Tiếp đó quý vị Tăng Ni sinh viên bắt đầu buổi giao lưu bằng bài pháp thoại với đề tài: “Hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm và tôn chỉ trong cuộc sống hằng ngày của người con Phật”.

Hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm là tình thương và đức tính nhẫn nại, biết lắng nghe và chia sẽ nỗi đau cuộc đời. Con người đôi lúc do vì giận dữ và bảo thủ mà quên đi cuộc sống người khác. Do đó, họ không quán xét bản thân, có thói quen lên án và chỉ trích, thậm chí có thể là người thân hoặc ân nhân của họ. Hiện tượng đó làm con người mất khả năng yêu thương vốn có trong lòng. Lòng tham và giận thúc đẩy hành động si mê, nó hủy hoại đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng nhân loại.
Thực tế, con người khổ đau không hẳn vì nguyên nhân thiếu thốn vật chất mà do thiếu tình thương và sự hiểu biết. Do mất chánh kiến đối về nguyên lý nhân quả, con người quên đi đạo lý, sống bằng ý thức vọng động chi phối.
Bồ Tát Quán Thế Âm do biết thực hành Văn – Tư – Tu mà chứng được Nhĩ Căn Viên Thông, đạt được bình an trong tâm hồn. Văn tức là khả năng tiếp nhận mọi lĩnh vực âm thanh. Tư là khả năng thẩm sát mọi giá trị thông tin đó trên tinh thần khách quan. Tu là thực tập trọn vẹn tình thương và sự hiểu biết, xây dựng hạnh phúc giải thoát. Phương pháp lắng nghe của Bồ Tát Quán Âm là biết hướng vào nội tâm. Chúng ta tiếp xúc mọi âm thanh với tâm phân biệt, nên tỏ thái độ nắm bắt và ghét bỏ. Bồ Tát từ cách biết lắng nghe mà làm chủ được ý thức, chuyển thức thành trí. Từ đó mọi hoạt dụng sáu căn Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý trong thân tâm đều thông dong tự tại. Bồ Tát có niềm vui giải thoát mới có đầy đủ năng lực giúp chúng sanh thoát khổ. Nếu chúng ta vận dụng được phương pháp ấy thì đời sống không bị phiền não chi phối. Dù bất cứ lúc nào và ở đâu cũng sống với tâm sáng suốt bình an. Đem năng lực đó giúp cho con người và cuộc sống, đó là tu học theo hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm.

Trước khi đi vào chương trình Giao lưu là các tiết mục văn nghệ chào mừng của các em đoàn sinh GĐPT Đốc Sơ. Tiếp đó là chương trình giao lưu Phật pháp, thư pháp, hội họa, đố vui Phật pháp có thưởng và văn nghệ. Câu hỏi mở đầu buổi giao lưu đầy hóm hỉnh của em đoàn sinh Nguyễn Thị Thanh Thùy đã tạo nên một không khí vui nhộn và những tiếng cười hào hứng của các em đoàn sinh. Tại buổi giao lưu, rất nhiều câu hỏi thiết thực của các em đoàn sinh đã được đặt ra với tâm nguyện cầu học. Các em đoàn sinh đã lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm, cởi mở, chân thành và đặc biệt những lý luận khéo léo, dí dỏm của quý Tăng Ni sinh viên trẻ, qua đó đã giải đáp được những thắc mắc và nghi vấn của các em đoàn sinh. Chương trình được dàn dựng kỹ lưỡng, công phu, bài bản và vui nhộn đan xen giữa các tiết mục chia sẽ, vấn đáp, thư pháp, hội họa, đố vui có thưởng và văn nghệ…đã thực sự tạo được không khí vui vẻ, ấm áp, đạo vị và trẻ trung cho các thành viên tham gia. Thông qua chương trình,Tăng Ni sinh viên muốn phổ biến giáo lý phổ thông của đạo Phật đến mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đó đặc biệt là những người Phật tử, phải học và hiểu được tôn ý của Phật dạy, rồi ứng dụng lời Phật để sửa mình thì mới thực sự mang lại nhiều lợi lạc cho chính mình, và gián tiếp góp phần an lạc cho xã hội. Chương trình đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm với các Huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT Đốc Sơ và GĐPT Vĩnh Nhơn. Buổi giao lưu khép lại với chương trình bốc số may mắn mang lại nhiều niềm vui, làm cho buổi giao lưu tăng thêm phần sinh động.

Trước khi kết thúc buổi giao lưu, Đại Đức Thích Thiền Trí đã có lời động viên và đúc kết. Đại Đức đã tán dương tinh thần cầu học của toàn thể đoàn sinh và đặc biệt quan tâm đến các sinh hoạt của GĐPT, muốn các Phật tử giao lưu học hỏi với nhau và cũng là cơ hội ôn lại, thể nghiệm những điều mình đã học trong thời gian qua để có động lực tu học tiếp. Tiếp theo là bài phát biểu của HTr Htr Tâm Hảo – Lê Thị Ẩn, LĐT GĐPT Đốc Sơ đã cảm tạ chư tăng ni đã tạo một sân chơi mới cho HTr và Đoàn sinh GĐPT Đốc Sơ và Vĩnh Nhơn, tạo điều kiện cho các em đoàn sinh có dịp được giao lưu với chư tăng ni đó cũng là một cơ hội cho các em trên bước đường tu học của mình.

Chương trình giao lưu khép lại, mỗi đoàn sinh đều có được cho mình những trải nghiệm, kiến thức về Phật pháp và những cảm xúc khác nhau: tỏ ra rất tâm đắc, thú vị của chương trình, với những hoạt động bổ ích, những niềm vui, những kỷ niệm đáng nhớ xen cả nuối tiếc. Một số hình ảnh tại buổi giao lưu:

Niệm Phật cầu gia bị

 

 

 

Thông qua nội dung buổi giao lưu Phật pháp

Văn nghệ chào mừng

Chia sẻ pháp thoại đến quý Phật tử

 

 

 

Các Đoàn sinh đặt câu hỏi về Phật pháp

 

 

 

 

Chư tôn đức chia sẻ, trả lời

 

 

 

 

Tặng quà đến các Đoàn sinh

 

Đại đức Thích Thiền Trí phát biểu đúc kết buổi giao lưu

 

   

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.