Tổng quan hiện trạng giới trẻ hiện nay với phật pháp và hoạt động sinh hoạt GĐPT trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
Đề tài tham luận:
Tổng quan hiện trạng giới trẻ hiện nay với phật pháp và hoạt động sinh hoạt GĐPT trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
Tóm tắt : Tham luận gồm 2 chương
– Chương I : Giới trẻ đối với phật pháp hiện nay
1.1 : Sự phát triển xã hội kéo theo phát triển tâm lý giới trẻ.
1.2 : Mô hình áp dụng chuyển tải phật pháp đến với giới trẻ
– Chương II : Hoạt động sinh hoạt GĐPT trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
1.1 : Tổng quan sinh hoạt trong hoàn cảnh hiện nay
1.1.1 : Chương trình tu học
1.1.2 : Hoạt động phát triển
1.1.3 : Kết quả thực hiện
a/ Tích cực.
b/ Hạn chế.
1.2 : Nguyên nhân gây hạn chế .
1.2.1 : Nguyên nhân xã hội
1.2.2 : Nguyên nhân từ đoàn sinh
1.2.3 : Nguyên nhân từ Huynh Trưởng
1.2.4 : Nguyên nhân từ chương trình tu học và sinh hoạt
1.3 : Phương thức đổi mới.
1.3.1 : Đổi mới về chương trình tu học
1.3.2 : Đổi mới về nội dung sinh hoạt
1.3.3 : Đổi mới về Thông tin truyền thông
1.3.4 : Đổi mới về quy cách làm việc của Huynh Trưởng
Tổng quan hiện trạng giới trẻ hiện nay với phật pháp và hoạt động sinh hoạt GĐPT trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
Chương I : Giới trẻ đối với phật pháp hiện nay
– 1.1 : Sự phát triển xã hội kéo theo phát triển tâm lý giới trẻ.
Trong những thập kỷ vừa qua sự thay đổi của nền kinh tế hết sức phức tạp. Nhất là từ những năm 80 của thế kỷ XX và đã sản sinh ra nhưng sản phẩm công nghệ phục vụ chính yếu cho nhu cầu của con người. Khóa họp lần thứ 27 của đại hội Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hiệp Quốc họp tại Pari năm 1993 đã nhận định những thay đổi trong thế giới ngày nay chủ yếu liên quan đến Khoa học – công nghệ và phương tiện thông tin.
Vậy những thay đổi phát triển này ảnh hưởng đến giới trẻ như thế nào ? Câu hỏi được đặt ra từ rất lâu và đã có nhiều học giả những nhà nghiên cứu về giáo dục cho ra những nhận xét, có người cho rằng sự phát triển này mang tầm vóc thay đổi cuộc sống của tầng lớp trẻmang lại những tiện lợi cần thiết cho cuộc sống. Lại có ý kiến cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo những hệ lụy về mặt tâm lý và đạo đức đương nhiên là những hệ lụy này cũng có mặt tốt và xấu.
+ Mặt tích cực là gì : Chúng ta không phủ nhận đi những tiện ích mà Công nghệ thông tin đem lại và những tiện lợi của máy móc giúp chúng ta giảm đi sức người và thời gian làm việc. Công nghệ thông tin giúp chúng ta liên lạc và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, giúp kết nối những người có thể cách xa chúng ta hàng chục thậm chí hàng nghìn km.
+ Mặt tiêu cực : Giới trẻ hiện nay đang là những tín đồ của công nghệ những sự thuận tiện của công nghệ đã khiến chúng lãnh cảm với cuộc sống bên ngoài đôi khi một đứa trẻ mới bước vào tuổi học hỏi chúng chưa có khả năng nhận định mọi việc là đúng hay sai thì đã bị facebook dẫn dắt, chúng tin tưởng một cách thiếu nhận thức về những gì được chia sẽ trên đó và kéo theo những bệnh không tốt mà những căn bệnh này được nuôi dưỡng bằng tâm hồn của những đứa trẻ đang tuổi dậy thì. Đơn cử như hội chứng lãnh cảm, vô cảm với cuộc sống, tính nóng giận và thích làm nổi gây sự chú ý đến mức liều cả mạng mình sự phát triển nhanh chóng của Công Nghệ Thông Tin ảnh hướng sâu đến tâm lý và nhân cách của giới trẻ trong thời buổi hiện nay.
– Về mặt tâm sinh lý : Thuộc tính của tâm lý gồm 2 phần nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính : là nhận thức qua các giác quan như : thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, bao gồm hai quá trình cảm giác và tri giác.
Nhận thức lý tính : là nhận thức bằng lý trí từ hai quá trình : hoặc là tư duy, hoặc là tưởng tượng.
Khi nghiên cứu sâu ta lại thấy những thuộc tính của tâm lý như : ý chí, trí nhớ, sự lãng quên, sự chú ý, nhân cách, khuynh hướng, năng lực, tính cách và khí chất.
Vậy đối với một bạn nam thuộc những năm 90 của thế kỷ XX và một bạn nam của thế kỷ XXI thì sự thay đổi sẽ như thế nào nói về từng mặt của thuộc tính như về ý chí, chú ý, nhân cách, tính cách và khí chất thì hoàn toàn có sự phát triển vượt bậc chính vì sự phát triển này khiền nhiều bậc phụ huynh phải lo sợ vì điều kiện bây giờ vật chất đã đầy đủ, công nghệ thông tin phát triển, quyền tự do sáng tạo và sự hội nhập của thế giới là một môi trường quá thuận tiện cho việc phát triển một con người. Nhưng nhà giáo dục XuKhomlinxkin đã từng nói :’’ Khi mà câu bé trở thành chàng trai thanh niên, khi cô bé ở vào tuổi thiếu nữ thì là lúc cần nhất bàn tay của người giáo dục để cho chúng không biến thành hoang dã”. Đến bước ngoặc lớn nhất của cuộc đời cả về sinh lý và tâm lý cần nhất sự can thiệp của nhà giáo dục sự giáo dục này bằng tất cả sự tinh tế và sư phạm chứ không thô thiển để giúp chúng định hình về tất cả thuộc tính tâm lý.
Theo ý kiến riêng tôi sự giáo dục ở nhà trường là chưa đủ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là chưa đủ mà phải hướng đến cái đích là hoàn thiện nhân cách, ngày xưa vị trí người thầy người cô quan trọng và có tầm ảnh hưởng với học sinh còn ngày nay tôi cho rằng sự giáo dục từ nhà trường là chưa đủ mà còn cần sự phối hợp từ gia đình và xã hội để hướng đến mục đích là hoàn thiện nhân cách.
Nắm bắt được những thị hiếu cần thiết ấy nên nhiều tổ chức nhiều hoạt động được lập ra nhằm mục đích giáo dục thế hệ trẻ,về mặt xã hội điển hình như đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiên phong trong vấn đề hướng dẫn thanh thiếu niên trở thành một người có ích cho xã hội. Và nhiều mô hình được sinh ra mà chỉ có trong nền kinh tế thị trường mới xuất hiện thứ nhất đó là Học kỳ quân đội rèn luyện sự nề nếp và ngăn nắp cho những đứa trẻ, thứ 2 là các tổ chức giáo dục giới trẻ trong tôn giáo mà đi đầu trong phong trào là GĐPT và sau này là các khóa tu các kỳ hội trại tuổi trẻ phật giáo đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của phụ huynh có con nhỏ thứ 3 là mở các lớp rèn chữ viết suốt ngày máy móc và vi tính nên chữ xấu cần phải rèn chữ vì nết chữ là nết người còn về những bạn thiếu niên thì sao đến chùa vì đang buồn hoặc được bạn rủ rê hoặc đơn giản là đi theo ba mẹ đến chùavà đây cũng là cái cơ duyên tôi cho là chính yếu đềđến chùa.
Các bạn đến chùa lúc này chỉ vì ham vui thôi vẫn chưa có ý thức nhiều về việc huân tu mà cũng chính vì đến vì vui nên khi không còn cảm nhận được cuộc vui cũng như tìm được một niềm vui mới thì chúng sẽ dễ dàng bỏ cái vui cũ mà tìm đến một cái gì đó mới lạ hơn hay hơn nên vì thế các tổ chức đoàn thể cũng nắm bắt được tâm lý ấy mà thay đổi chương trình hoạt động để nâng cao sự chú ý tầm quan trọng thu hút giới trẻ. Hoạt động ấy phải mới phải đánh đúng vào tâm lý của tuổi trẻ thích cống hiến, thích chứng tỏ và thích cái gì đó sôi động và thể hiện tài năng mình trước mọi người. Giáo hội phật giáo Việt Nam cũng đã xây dựng những mô hình sinh hoạt giới trẻ phật giáo.
-1.2 : Mô hình áp dụng chuyển tải phật pháp đến với giới trẻ
+ Mô hình thứ nhất : là GĐPT
+ Mô hình thứ hai : là sinh hoạt giới trẻ ( khóa tu mùa hè ) sinh hoạt giới trẻ vụ mùa
+ Mô hình thứ ba : sinh hoạt giới trẻ hội trại (Hội trại thanh thiếu niên phật tử)
Vậy những mô hình này có ưu và khuyết điểm gì theo Tiến sĩ phật học Thích Nhật Từ trả lời vấn đáp trên kênh ‘’ Vấn đáp phật học ‘’ của ngài thì ngài có nhận xét về ba mô hình này như sau :
+ Mô hình thứ nhất : là GĐPT ngài cho rằng việc suy giảm số lượng đoàn sinh trong số GĐPT phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực lãnh đạo của các Huynh trưởng GĐPT và mối quan hệ giữa GĐPT ấy với vị sư trụ trì. Ngoài ra việc đưa vị trí của người tu sĩ làm cố vấn giáo hạnh ngồi chơi xơi nước là làm giảm đi giá trị của một vị tu sĩ nên đó là lý do mà GĐPT hình thành gần 80 năm mà không phát triễn ra được đến miền Bắc và không phát triển mạnh ở miền Nam và vì sao cả Tp Hồ Chí Minh các GĐPT cộng lại không bằng một huyện của Quãng Trị và Ngài còn nhận xét nội dung sinh hoạt là cái cần quan tâm, vào chùa tụng kinh niệm phật nhiều quá không thích, ngồi thiền tụng kinh nhiều quá không chiệu, đeo dây nịt ở bụng khó chiệu, không đáp ứng được nhu cầu ca hát vui chơi nên gây ra giới trẻ chán và từ từ mất đi đối với mô hình thứ nhất là GĐPT ThầyThích Nhật Từ có nhận xét như vậy.
+ Với mô hình thứ hai là khóa tu mùa hè ngài nhận xét như rãi nước vào sa mạc từng giọt bốc hơi cũng không có hiệu quả nhưng đã cho thấy sự cố gắng trong việc đưa phật pháp vào trong giới trẻ.
+ Mô hình thứ ba là Hội trại thanh thiếu niên phật tử do chính thầy Tiến sĩ phật học khởi xướng và được thầy nhận xét là rất hiệu quả khi tổ chức tại chùa Giác Ngộ quy tụ 2000 – 4000 thanh thiếu niên phật tử từ 26 tỉnh thành phố.
Trên là nguyên văn của thầy Thích Nhật Từ nhận xét về ba mô hình sinh hoạt giới trẻ phật giáo hiện nay và trong đó có GĐPT vậy trong lần họp Đại hội Đại biểu Huynh Trưởng lần thứ 12 này nêu ratham luận, góp ý bổ sung để hoàn chỉnh tài liệu tu học và huấn luyện đã được biên soạnđể đổi mới vậy các Huynh Trưởng trong Đại hội có suy nghĩ gì về việc nhận xét của thầy và việc sinh hoạt của chúng tatài liệu tu học lẫn chương trình sinh hoạt đã và đang như thế nào khiến cho một vị Tiến Sĩ phật học nhận xét về tổ chức có bề dày lịch sử gần 70 năm tồn tại như vậy là đúng hay sai câu hỏi này xin giành lại cho các anh chị lam viên suy nghĩ.
Đến lúc chúng ta đổi mới để phát triển từ khả năng phật pháp – hoạt động xã hội lẫn về kỹ năng muốn phát triển chúng ta cần đề ra những phương pháp lập kế hoạch hấp dẫn hơn có cạnh tranh thì mới có phát triễn đó là quy luật tất yếu của thời đại. Nhưng chúng ta cần biết sự cạnh tranh này không mang tính chất vụ lợi hay làm sai đi mục đích và châm ngôn của GĐPT càng không hủy đi lý tưởng cao đẹp của những anh chị em lam viên suốt đời vì sự nghiệp giáo dục đoàn sinh vì sự tồn vong của đạo pháp. Những ý tưởng và những kế hoạch đưa ra không cần mang tính chất văn bản mà hãy biến nó thành hình thức và thực hành. Các huynh trưởng cần nhận biết được mối liên hệ chặc chẽ để lập kế hoạch hoạt động Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua lại của lý luận và thực tiễn, dùng lý luận là nội quy và phương châm làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của gia đình, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, thực tiễn hiện tại phải là cơ sở, động lực của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý và lý tưởng … luôn là chìa khóa để giải quyết mọi vướng mắc trên con đường đi đến mục tiêu và lý tưởng đã định. Ngược lại, nhận thức không đúng và giải quyết không tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủ quan duy ý chí, tất nhiên sẽ dẫn đến những thất bại. Chúng ta phải dựa trên tình hình thực tế để thay đổi và không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm xưa cũ người trước làm sao người sau làm vậy, tổng kết những kết quả đạt được sau khi ban hành những quy định, và chương trình tu học lẫn sinh hoạt. Sau đó dựa trên sự đổi mới của thời đại là thực tiễn tu chỉnh và hoàn thiện vào trong nội quy cũng như chương trình.
– Chương II : Hoạt động sinh hoạt GĐPT trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
1.1 : Tổng quan sinh hoạt trong hoàn cảnh hiện nay
1.1.1 : Chương trình tu học
Về chương trình tu học ở đây tôi không liệt kê hết cả chương trình của ngành đồng ngành thiếu mà tôi góp ý và chỉ rõ vấn đề bất cập trong chương trình cần thay đổi.
a/ Chương trình tinh thần – phật pháp
Ở đây chúng ta thấy rằng quá đầy đủ những kiến thức căn bản và tu tập của một phật tử Văn – Tư – Tu đều có đủ vậy đều gì khiến chúng ta cần xem lại chương trình phật pháp đó là sự sáng tạo trong cách truyền đạt chúng ta quá sư phạm môn học nhưng các anh chị cần hiểu rõ rằng GĐPT không phải là ngôi trường thứ hai chúng ta chưa hiểu rõ bản chất của sư phạm là truyền dạy và hoạt động dạy là sự tương tác giữa người dạy và người học và muốn truyền dạy được cho đối tượng là các em nhỏ oanh vũ và các em nghành thiếu thì đòi hỏi người huynh trưởng phải là một nhà tâm lý và là một người chuyên sâu trong lĩnh vực ấy một bài học hay không phải là bài học đó có những gì cao siêu trong ấy mà một bài học hay là bài học gần gũi dễ cảm nhận dễ tiếp thu và sau mỗi bài học phật pháp hoặc tinh thần trong đầu các em còn đọng lại những gì hay sau một tuần, hai tuần, ba tuần thì những kiến thức lý thuyết ấy không còn trong sự cảm nhận của đoàn sinh, đối với những đoàn sinh có được sự lãnh ngộ sâu thì việc truyền đạt một bài phật pháp trở nên đơn giản vậy còn với những đoàn sinh hời hợt trong việc tu tập thì ta làm sau để khắc sâu vào tâm thức cũng như gieo mầm chủng tử thiện căn cho em ấy. Tôi biết rằng các huynh trưởng ở đây có nhiều gia đình đã và đang áp dụng những phương pháp truyền dạy phật pháp rất hay vậy thì chúng ta phải mạnh dạng chia sẽ sự sáng tạo của chúng ta. Chương trình tu học cần giảm tải những nội dung mang tính lý thuyết mà hãy biến những bài học ấy thành những bài thực hành hướng đoàn sinh trở thành một con người tự rèn luyện và tu bồi đạo đức. Huynh trưởng đóng vai trò trung tâm hướng dẫn quá trình tu thân mà muốn được vậy Huynh trưởng cần tự hoàn thiện con người mình mà đầu tiên đó là nhân cách cách ứng xử “văn hóa” với mọi người và sự tin tưởng tuyệt đối về Tam bảo về đạo pháp và dân tộc.
b/ Hoạt động xã hội.
Hoạt động xã hội cũng được đưa vào quá trình tu tập của các bạn với mong muốn nâng cao sự nhận thức về các vấn đề trong xã hội cũng như là có những ứng phó kịp thời vời thời buổi hiện nay nhưng đây là phân môn mà riêng cá nhân tôi đánh giá GĐPT chúng ta yếu hơn rất nhiều so với các tổ chức hiện tại.
Vì một nguyên nhân khách quan chủ quan nào đó mà trong những năm gần đây khi nhắc đến GĐPT chiếc áo lam hoặc huy hiệu hoa sen các phật tử chúng ta mơ hồ và tại những tỉnh thành GĐPT không phát triển mạnh thì hầu như không được biết đến về sự hiện diện của GĐPT cá nhân tôi thì thấy rằng chúng ta dường như không chú ý nhiều đến những hoạt động thiện nguyện và những hoạt động mang tính chất nhân đạo. Đương nhiên là tại một số nơi các GĐPT có tổ chức những buổi thiện nguyện những buổi phát cơm từ thiện nhưng mang tính chất nhỏ lẽ riêng biệt và không có sự phối hợp trong tổ chức khiến hình ảnh GĐPT chúng ta ít được biết đến trong những vấn đề công tác xã hội về vấn đề này tôi sẽ xoáy sâu hơn trong phần thông tin truyền thông và cải thiện sinh hoạt.
1.1.2 : Hoạt động phát triển
Hầu hết vấn đề cần giải quyết hiện nay đối với các GĐPT đang chậm trong việc phát triển gồm:
a/ Kinh phí hoạt động : (chúng ta có quy định tại điều 17 tại nội quy)
Các GĐPT hiện nay sinh hoạt hầu như dựa vào Ban bảo trợ hoặc vị trụ trì chùa nơi mình sinh hoạt . Vấn đề được đặt ra là còn các gia đình các Phân ban chưa có Ban bảo trợ hoặc chùa đang sinh hoạt nằm tại vùng sâu vùng xa nơi mà các hoạt động vui chơi giải trí sinh hoạt đoàn thề cần phát triển thì sao?
Chúng ta đã quá thờ ơ hầu như chúng ta cho rằng việc ai người đó lo và chưa có sự tương trợ qua lại giữa các tỉnh[A1] với nhau các anh chị nên biết rằng khi thọ cấp Tập là các anh chị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về sự tồn vong của tổ chức GĐPT trách nhiệm này là của chung vậy tại sao chúng ta thờ ơ được khi thấy một gia đình phật tử ngưng hoạt động vì thiếu kinh phí sinh hoạt. Không có kinh phí tất cả phải do huynh trưởng lo việc đó không hề nhẹ, các anh chị có nhiều ý tưởng hoạt động thu hút đoàn sinh nhưng vấp phải vấn đề kinh tế eo hẹp khiến cho hoạt động gia đình không được mạnh. Chúng ta có quy định về vấn đề tài chính trong điều 17 nội quy nhưng chỉ vỏn vẹn 3 dòng . Một vấn đề tất yếu trong thời buổi kinh tế thị trường như thế này mà chúng ta quy định về mặt tài chính kinh tế của GĐPT chỉ 3 dòng theo ý kiến riêng tôi là chưa hợp lý. Chúng ta cần đề ra nhiều mô hình kinh tế cho GĐPT và chia sẽ rộng rãi những mô hình đã và đang thành công cho các gia đình bạn và nếu thuận tiện chúng ta cử 1 ngày trong tháng ở kỳ học các bậc đưa mô hình kinh tế điền hình phát triển và nâng cao sinh hoạt vào giảng dạy chia sẽ không riêng trong các tỉnh mà tại các khu vực cũng nên mở lớp tập huấn mở rộng vấn đề tiên quyết này.
b/ Tinh thần :
Vì sao tôi lại đề cấp đến tinh thần vì đây cũng là một vấn đề cần được đề cập trong việc hoạt động phát triển một đoàn thể mạnh thì cần có một tinh thần thép, một tinh thần hy sinh phụng sự cho tổ chức cho đoàn thể các vấn đề này chúng ta cần đi theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
– Liên Đoàn Trưởng : trước hết là một người lớn đàn đầu hướng dẫn các em lèo lái hoạt động của gia đình thì tinh thần của một người Liên Đoàn Trưởng trước tiên là phải có đầu óc của sự lãnh đạo điều hành, đầu óc luôn luôn đổi mới mà đặc biệt phải có tấm lòng một tình yêu tuyệt đối với các em và tình yêu đó bằng nhiều hình thức nhiều, lần tiếp xúc chị Liên Đoàn Trưởng truyền lại lửa và tinh thần của mình cho các em như những lời khích lệ động viên xách tấn tu tập và điều quan trọng là Liên Đoàn Trưởng nói riêng và Ban Huynh Trưởng nói chung cần phải có mặt đầy đủ trong các kỳ sinh hoạt như vậy mới tạo được động lực và tinh thần cho các em.
– Ngành Thanh, Thiếu : Là đại bộ phận giới trẻ trong tổ chức với những tư duy và suy nghĩ bắt kịp thời đại Ban Huynh Trưởng phải tìm mọi cách để tiếp thu chân thực nhất những phản ánh và tâm tư nguyện vọng của ngành thanh thiếu chọn lọc để áp dụng, từ những áp dụng qua những lời góp ý ấy sẽ tạo cho các đoàn sinh ấy cảm giác quan trọng và từ những cảm giác ấy sẽ tạo nên tinh thần và sự trách nhiệm. Những người chịu đóng góp và góp ý cho tổ chức lớn mạnh mới là những người sống đúng với nhiệm vụ và trọng trách của mình đối với tổ chức đối với đạo pháp nói chung và màu áo lam nói riêng.
– Ngành Oanh : Đây là bộ phận mầm móng khởi sự của nền phát triển sau này ý kiến đóng góp của các em là chân thật nhất và không có sự mưu toan tính toán trong đó các em nghĩ gì nói đó nên việc xây dựng tinh thần qua góp ý của các em là điều quan trọng khi ta đáp ứng và chuyển hóa các mong muốn yêu cầu ấy của các em thành sự thật thì cái tinh thần này sẽ đi theo các em suốt quãng đời người. Chúng ta cần đào tạo và xây dựng tinh thần và trách nhiệm của một huynh trưởng từ khi các em còn là ngành oanh tạo cho các em sự ham thích và mơ ước trở thành một huynh trưởng để tiếp tục lý tưởng cao đẹp của tổ chức GĐPT.
Bao lâu nay chúng ta quá quan trọng về các hình thức tu tập các phương tiện truyền tải đạo phật đến với các em nhưng đã quên đi cái nhấn mạnh cốt lỗi là tinh thần xây dựng GĐPT . Cái quan trọng nhất nằm từ cái nhỏ nhất sự quan tâm và tận tình của các anh chị trưởng sống bằng tình yêu sẽ tạo động lực lớn cho các em, đây là nhân quả chúng ta thương các em như thế nào từ hành động lời nói hoặc qua những món quà xách tấn tu học hay đơn giản là một bài học cuộc sống mà đôi khi đến già các em vẫn còn in sâu lời nói của các anh chị trưởng. Sự thành công không đến từ số lượng đoàn sinh đi sinh hoạt mà sự thành công đến từ số lượng đoàn sinh trưởng thành và nên người đó mới là sự khẳng định quan trọng nhất.
1.1.3 : Kết quả thực hiện
a/ Tích cực.
Gần 70 năm hình thành và phát triển không nói nhiều chúng ta cũng đã biết được những mặt tích cực hữu vi và vô vi trong quá trình hoạt động. Chúng ta đã thành công trong việc đào tạo ra những người Huynh trưởng hoàn hảo cho tổ chức những người con hiếu hạnh trong gia đình, những người công dân gương mẫu cho xã hội. Tạo ra sân chơi hữu ích cho thế hệ trẻ giúp truyền bá chánh pháp Phật đà tiếp cận sâu hơn với chúng sanh việc chúng ta làm không vì danh vì lợi luôn đặc lợi ích tổ chức lên hàng đầu không nói quá nhiều vì mặt tích cực vì bản thân chúng ta luôn tự cảm nhận được mà hơn ai hết là chính xã hội cũng đang cảm nhận được.
b/ Hạn chế
Càng tồn tại và phát triển theo chu trình của thời đại luôn đặt ra cho chúng ta những hạn chế cần thiết . Hạn chế ở đây không phải là chúng ta làm chưa tốt chưa hết mình nhưng đây là những hạn chế tất yếu trong sự phát triển.
– Hạn chế về mặt xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cũng như áp lực về mặt gia đình học tập.
– Hạn chế về sự trao dồi kỹ năng giữa các huynh trưởng và tư duy sáng tạo cũng như sự truyền trao kinh nghiệm cho các huynh trưởng trẻ.
– Hạn chế về chương trình sinh hoạt còn rập khuôn và chưa có sự thay đổi trong phương pháp cũng như cách làm.
– Hạn chế trong việc tìm ra các nguyên nhân chính yếu và việc mạnh tay thúc đẩy các hoạt động phát triển.
1.2 : Nguyên nhân gây hạn chế .
1.2.1 : Nguyên nhân xã hội
Chúng ta nhìn nhận rằng xã hội phát triển và chính bản thân xã hội cũng sinh ra những hạn chế những mặt cần phải khắc phục mà đơn cử là Công nghệ thông tin mà tôi nêu ra tại phần đầu tham luận. Vậy hạn chế này ảnh hưởng như thế nào trong GĐPT cụ thể nhất đó chính là suy thoái đạo đức và cách sống trong một bộ phận nhỏ đoàn sinh tại các GĐPT. Ảnh hưởng từ phụ huynh các đoàn sinh một số gia đình còn cấm không cho con đến chùa vì những lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó tại một số gia đình vùng sâu, còn tại Thành phố thì sức ép từ gia đình, nhà trường khiến các em học hành như một máy móc cùng với sự thay đổi liên tục những quy cách cũng như chương trình thi gây nên cảm giác lo âu sợ hãi cho các bạn học sinh, học lớp 6 đã lo thi lớp 9, học lớp 10 đã ôn cho kịp thi 12. Các bậc cha mẹ phần nhiều không nắm được tâm lý của con mình cứ sợ thua sút bạn bè cứ sợ con mình học không giỏi trăm ngàn nổi sợ đè lên vai các bậc phụ huynh và điều đương nhiên là các mổi lo ấy được giải quyết bằng phương pháp nhồi cho con mình tư tưởng là học thêm học nữa để sau này có việc làm tốt rạng rỡ ba mẹ gia đình. Thời gian học lấn át luôn cả ngày chủ nhật khiến các em không dám đi chùa vì sợ không đi học them sẽ không theo kịp chúng bạn và khiến ba mẹ buồn ảnh hưởng này rất lớn tới quá trình sinh hoạt của các em.Là một huynh trưởng chúng ta cần nắm bắt được tình hình đoàn sinh và tâm lý của chúng lúc chúng phân vân và mệt mỏi chiệu áp lực từ nhiều phía thì chúng ta là những người động viên khích lệ, đừng chần chừ ngại ngùng mà cứ mạnh dạng chia sẽ cùng các em đôi khi đó không phải là việc liên quan đến mình nhưng bằng kinh nghiệm của một người đi trước chúng ta hãy làm hết những gì có thể giảm bớt gánh nặng và áp lực cho các em qua các buổi sinh hoạt để khi chúng lớn lên và đi học đi làm tại một nơi xa vẫn tiếp tục sinh hoạt GĐPT vẫn giữ màu áo lam đến suốt cuộc đời này.
1.2.2 : Nguyên nhân từ đoàn sinh
Chúng ta quay lại về các thuộc tính của tâm lý để có thể hiểu rõ hơn về suy nghĩ của đoàn sinh gây ra những hạn chế. ý chí, trí nhớ, sự lãng quên, sự chú ý, nhân cách, khuynh hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Phật giáo chúng ta gôm các hiện tượng này vào duy thức học và chia làm 8 hành thức. Vậy thì đối với một bé oanh vũ thì tư duy của nó như thế nào hầu hết các em oanh vũ thời nay lớn lên trong sự chăm sóc khá đầy đủ về mọi mặt. Tuổi các em chưa có các suy nghĩ nhiều về sự tu tập là như thế nào có những bé khá nghịch ngợm được gia đình và phụ huynh mang gữi đến GĐPT để các anh chị trưởng dạy dỗ vậy đối với các em mới vào như vậy đòi hỏi Đoàn trưởng nghành oanh phải là người tiếp xúc đầu tiên với bé định hình bé thuộc nhóm như thế nào để sắp xếp vào đàn cho hợp lý việc sắp xếp này cũng cần dựa trên những nguyên tắc nhất định vì vào chung với đàn mà có những bè cùng có chung ý tưởng có chung sở thích thì mới dễ tạo cho bé sự thích thú và khi đi sinh hoạt ngày đầu sẽ hối thúc ba mẹ đi lần sau và sau đó việc dạy dỗ các bé đó sẽ trở nên dễ dàng và khi ba mẹ thấy có sự thay đổi thì sẽ tin tưởng vào sự giáo dục của tổ chức. Nên việc thay đổi một đứa trẻ ngay từ lúc đầu không phải là việc đơn giản mà tùy từng gia đình sẽ có cách bố trí hợp lý. Về ngành Thiếu đây là lứa tuổi giao thoa cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tâm sinh lý các em sau này. Vậy nguyên nhân từ đâu mà ngành được đánh giá là quan trọng này sụt giảm tại một số gia đình. Ta thấy rằng giữa đào tạo một huynh trưởng từ oanh vũ lớn lên ngành thiếu và giữ chân em đó đã khó thì việc giữ chân một bạn ngành thiếu mới vào sinh hoạt còn khó hơn. Các em đang trong độ tuổi phát triển về năng lực, khuynh hướng và năng khiếu nên việc tạo dựng một môi trường hội đủ ba yếu tố đó là không dễ đòi hỏi Ban Huynh Trưởng phải tiếp thu được sự đổi mới trong xã hội, tâm lý giới trẻ hiện nay để vận dụng vào môi trường sinh hoạt từ việc tạo dựng một môi trường có đủ điều kiện phát triển năng lực, khuynh hướng và năng khiếu sẽ đi đến các việc như rèn luyện ý chí, trui rèn nhân cách một cách dễ dàng và thành công. Nên việc không nắm bắt được thị hiếu không xây dựng được một môi trường để các bạn phát triển như vậy thì rất dễ làm các em từ bỏ. Nên việc truyền dạy phật pháp hay tinh thần vào tư tưởng các bạn ấy phải bằng các phương tiện cụ thể chứ không phải bằng các bài học khô khan như trường học. Nên việc muốn thay đổi chương trình hấp dẫn giới trẻ thì chúng ta phải biết nhìn, biết học tập và biết lắng nghe sự thay đổi từng chút của thời đại cũng như tâm lý đoàn sinh để làm gì đề lấy đó làm thực tiễn làm nền tảng đổi mới phương pháp và chương trình sinh hoạt nhưng chúng ta nên nhớ rằng phát triển việc gì cũng phải từ gốc đi lên phát triển chứ không phải là bỏ đi cái cũ muốn làm sau làm. Phát triển trên nền tảng nội quy và mục đích của GĐPT không làm biến tướng đi lý tưởng cao đẹp của tổ chức.
1.2.3 : Nguyên nhân từ Huynh Trưởng
Các Huynh trưởng chúng ta là những người cần nhận ra những mặt hạn chế và khuyết điểm của chính mình để cải thiện từ cung cách sinh hoạt đến việc điều hành tổ chức.Tôi đều hiểu các anh chị cũng có gia đình cũng có công việc cũng có những việc cá nhân nhưng ví lý tưởng thanh cao của tổ chức mà mỗi người góp một tay vào làm để tổ chức ngày càng phát triển.
Nhưng trong số đó còn một số các anh chị còn núp bóng của tổ chức làm những việc mà tôi cho đó là những việc làm ảnh hưởng đến lý tưởng của tổ chức. Sống với màu làm là phục vụ cho giáo hội cho tổ chức nếu chúng ta khoác lên người chiếc áo lam đội nón tứ ân mà còn xuyên tạc lẫn nhau, phân biệt lẫn nhau kích phá nhau thì bản thân tôi cho rằng anh chị chưa xứng đáng mặt chiếc áo lam này.
Đời huynh trưởng chúng ta sống thì tu theo đức phật học theo hạnh của ngài tuân theo lời dạy của ngài là hộ trì tam bảo truyền bá chánh pháp cũng như thực hiện theo mục tiêu của GĐPT là “Đào luyện thanh – thiếu – đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội”. Muốn được như vậy thì bản thân chúng ta phải tự tu chỉnh chính mình cổ kim cũng có dạy tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đức phật và chư tổ cũng dạy chúng ta rằng thường thấy lỗi mình chớ thấy thấy lỗi người nhưng theo như tôi thấy hiện nay Huynh trưởng chúng ta đang mắc những tâm bệnh của thời đại. Chúng ta chưa thấy được sự thiếu sót của chính bản thân mình mà cứ trách như thế này như thế kia, chúng ta có tài có kỹ năng nhưng không truyền đạt lại cho những thế hệ huynh trưởng trẻ hoặc truyền đạt thì chưa thật sự tận tâm, chúng ta còn sự đùng đẩy trách nhiệm và chưa quan tâm đến thế hệ nhân tài và một bệnh nữa mà tôi cho rằng đó là nan giải là căn bệnh lời nói nhiều hơn việc làm. Chúng ta hãy bắt tay vào làm đi thay đổi đi, lắng nghe nhiều hơn để hoàn thiện từng bước từng phần cho gia đình và tổ chức theo GS.NS Nguyễn Vĩnh Bảo thì người có tài phải là người đem cái tài đó truyền dạy lại cho mọi người chứ người có tài mà ếm giấu thì coi như là người vô dụng vì không ai biết đến tài của anh ấy.Vậy chúng ta hãy bắt đầu thay đổi đi thay đổi từ cách nhỏ nhất mỗi huynh trưởng hãy tự thay đổi mình chính bản thân mình thay đổi được thì mới có thể dạy dỗ được các em. Bài học đáng giá nhất mà các em học được không phải nằm trong sách vỡ hay kinh điển nào cả mà tất cả nằm trong những hành động và việc làm của các anh chị huynh trưởng đối với gia đình và tổ chức để qua đó các em học được những gì học được cách sống cũng như lý tưởng cao đẹp của GĐPT từ nơi chúng ta.
1.2.4 : Nguyên nhân từ chương trình tu học và sinh hoạt
Từ chương trình tu học đến sinh hoạt đó cũng là một trong những cốt lỗi chính yếu tạo nên sự hấp dẫn cũng như là đánh giá của tổ chức. Một tổ chức phát triển là một tổ xây dựng chương trình giáo lý và rèn luyện một cách có bài bản có thứ lớp và chương trình sinh hoạt phong phú hấp dẫn. Những vấn đề đó chúng ta đã làm rất tốt rất thành công trong những năm trước những do sự chủ quan và chủ nghĩa kinh nghiệm đã khiến chúng ta rơi vào tình trạng tuột lại vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu.
a/ Chương trình tu học :
Như đã nói trên chúng ta không cần sư phạm hóa tất cả những bài phật pháp và tinh thần mà hãy tự chuyển biến thành những hoạt động cụ thể để xây dựng một đoàn sinh tự tu thân. Cắt bớt và giảm tải chương trình tu học và cụ thể hóa chương trình theo dạng thống nhất ví dụ bài Lịch Sử Đức Phật Thích Ca từ bậc Mở mắt chúng ta đã dạy dài đến bậc Sơ Thiện bài thì chỉ có một mà dàn trãi qua nhiều năm và chương trình phải ngày một sâu nhưng chúng ta chưa xây dựng thể thống nhất của chương trình như bài lịch sử đức phật thích ca dàn trãi qua các năm chúng ta cần chia thành nhiều chuyên để để dạy mỗi chuyên đề về lịch sử,về đạo đức. Mỗi chuyên đề là một màu sắc nhưng vẫn xoay quanh cuộc đời Đức Phật và từ ngành oanh đến ngành thiếu lịch sử Đức Phật có chiều sâu hơn vậy thì sâu là sâu như thế nào. Các anh chị cần chia ra nhiều dạng chuyên đề học tập mỗi chuyên đề của mỗi ngành là 1 sự nghiên cứu và học tập riêng chuyên đề sau có liên quan đến chuyên đề trước nhưng không lập lại nội dung chuyên đề trước. Để khi nhắc lại các em không bị quên kiến thức. Xin được nhắc lại là cần nâng cao khả năng chủ đạo của cấp Trung Ương đến các tỉnh thành trong việc xây dựng chương trình tu học và sinh hoạt. cần lắng nghe các ý kiến từ các Huynh trưởng góp ý cho chương trình và chúng ta cần xem xét. Cần xây dựng chương trình theo cảm quan văn hóa mà cụ thể là văn hóa tư duy, văn hóa rèn luyện đạo đức, văn hóa tu tập đúng chánh pháp và cái quan trọng là văn hóa dân chủ.
b/ Chương trình sinh họat.
Chúng ta thiếu sự học tập tiếp thu từ các loại hình sinh hoạt của các tổ chức khác trong thời buổi hiện nay. Tôi hiểu được rằng có rất nhiều GĐPT đã tự thay đổi chính mình để thu hút sinh hoạt, nhưng cái cốt lỗi ở đây là cần lập ra một chương trình cụ thể để ban hành mà điều đó cần sự thực hiện của Trung Ương như vậy sẽ nâng cao được vai trò lãnh đạo từ cấp Trung Ương đến địa phương. Chương trình sinh hoạt của chúng ta trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập như thế này mà riêng về đạo phật là chưa đủ mà chúng ta cần hòa mình vào việc xã hội, để cho xã hội thấy được rằng GĐPT là một tổ chức giáo dục đầy đủ những hoạt động và điều kiện của một đoàn thể vì xã hội vì đạo pháp, sống đúng với câu tốt đời, đẹp đạo. Như đã nói trên chúng ta hoạt động từ thiện xã hội còn mang tính chất nhỏ lẽ và tự phát chưa có sự nhất quán trong sự chỉ đạo và thực hiện từ phân ban Trung ương đến phân ban các địa phương.
Và vấn đề kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân kéo sinh hoạt GĐPT đi xuống các anh chị lam viên ở các vùng phía nam thấy rằng vấn đề kinh tế đang đè nặng lên quá trình sinh hoạt muốn xây dựng một chương trình sinh hoạt lớn mạnh thì nhân lực không là chưa đủ mà cần tài lực để thực hiện. Thực tiễn bây giờ các gia đình sinh hoạt dựa vào ban bảo trợ và ngôi chùa mà các em sinh hoạt theo ý kiến riêng tôi cho rằng nguồn kinh tế này chưa bền vững GĐPT phải tự xây dựng cho mình những mô hình kinh tế cụ thể phải được học tập phải được chia sẽ và được thực hành một cách bài bản. Hiện nay chúng ta không nói rằng các gia đình tự quyết định, tự thay đổi mà là cần sự hợp tác đoàn kết chia sẽ với nhau. Nhắc đến vấn đề kinh tế thì ai cũng bảo rằng thành lập ban bảo trợ hoặc là tự huynh trưởng đoàn sinh quyên góp, vấn đề đó cũng được xem là giải pháp nhưng vẫn chưa tạo được sự ham thích đối với các em và có những gia đình đoàn sinh ít, huynh trưởng không nhiều, tự viện sinh hoạt khó khăn thì như thế nào. Do đó các gia đình xây dựng mô hình kinh tế tự làm, tự mình phát sinh ra được nguồn lực kinh tế sẽ giúp chúng ta phát triễn vững vàng và tuyệt đối. Để thực hiện được cần sự chia sẽ đóng góp của các anh chị lam viên cả nước.
Xây dựng những hoạt động quảng bá sinh hoạt của GĐPT dường như chúng ta đang sinh hoạt mà xin phép cho tôi được dùng 2 từ “ khép kín” vì hầu như hình ảnh GĐPT từ nội dung đến chương trình chưa được nhiều phật tử biết đến và có những nơi bị sự chèn ép của các hoạt động Thanh thiếu niên phật tử vậy làm sao để thay đổi.Chúng ta cần phải học tập và thay đổi đề ra nhiều hoạt động gây tiếng vang chúng ta là GĐPT chính thống sinh hoạt trong lòng giáo hội một cách hợp pháp và được quy định rõ trong hiến chương của giáo hội thì không vì lý do gì mà chúng ta không mạnh tay thúc đẩy hoạt động phát triển một cách hợp lý. Nội dung hoạt động hội trại theo tôi là chưa đủ để quảng bá hình ảnh áo lam chúng ta đến với mọi người nên mong rằng sau Đại Hội 12 này các huynh trưởng cần xem lại vấn đề xây dựng hoạt động phong trào đề thực hiện.
1.3 : Phương thức đổi mới.
Trước khi vào phần đổi mới cho tôi xin được phép nhắc lại mấy lại mấy lời của Trưởng lão Hòa Thưởng Thích Minh Châu là sáng lập viên của GĐPT để căn cứ vào đó có những đổi mới hợp lý : “…Gia đình Phật tử không phải là một cơ quan chuyên lo tuyên truyền đạo Phật để lôi cuốn tín đồ Phật tử. Gia đình Phật tử chỉ là một tổ chức giáo dục thanh thiếu nhi, dựa trên nền tảng tinh thần đạo Phật, tạo cho thanh thiếu nhi một đời sống chơn chánh lợi ích cho mình, cho mọi người. Cho nên Gia đình Phật tử chỉ áp dụng những phương tiện trong sạch chơn chánh để thực hiện mục đích của mình. Gia đình Phật tử không lôi cuốn thanh thiếu nhi cho đông để làm vây cánh đối lập với các đoàn thể khác; Gia đình Phật tử không dựa vào áp lực chính trị, không dựa vào sức mạnh khủng bố để mở rộng thế lực. Gia đình Phật tử không dùng những danh lợi vật chất, những cách tuyên truyền nhồi sọ để dụ dỗ mê hoặc thanh thiếu nhi. Gia đình Phật tử chỉ biết giới thiệu một cách vô tư một lối sống chân chánh hợp với lẽ phải, thuận với tuổi trẻ, đúng với tinh thần Bi, Trí, Dũng. Thanh thiếu nhi vào Gia đình Phật tử chỉ vì thấy đời sống của Gia đình Phật tử hợp với chí hướng của mình, có lợi cho chính mình, nên vui lòng sung sướng và vinh hạnh được làm một Phật tử trong đại Gia đình Phật tử…”
1.3.1 : Đổi mới về chương trình tu học
Đổi mới về chương trình tu học qua những phần trên của tham luận tôi đã trình bày có thể nói là đầy đủ ý kiến của riêng mình nên phần dưới đây là đưa ra mô hình phương thức trong chương trình tu học :
– Xây dựng chương trình tu học mang tính chất thực hành, trực quan sáng tạo và đào tạo huynh trưởng bắt đầu từ nghành đồng :
Tại sao phải xây dựng chương trình tu học mang tính chất thực hành, trực quan sáng tạo và đào tạo huynh bắt đầu từ nghành đồng. Thứ nhất xây dựng chương trình tu học, trực quan sáng tạo là hoạch định bài học theo hướng thực hành tu tập, kích thích khả năng tự nhận biết khai mở chủng tử phật tính trong lòng trẻ. Các hành thức của trẻ em rất dễ tác động nên việc gì khiến chúng ấn tượng và yêu thích lặp đi lặp lại thường xuyên thì chúng ta đã vô tình gieo thiện căn tốt vào Ý thức của chúng bằng những bài học trong chương trình phật pháp của nghành đồng. Về kỹ năng cần xây dựng chương trình theo khuynh hướng và sở thích để phát triển tối đa khả năng của trẻ , phân loại đối tượng nhóm trẻ theo từng sở thích để định hướng đúng sự phát triển và sáng tạo, đề ra những chương trình những hoạt động, cuộc thi thiên về năng khiếu trong quá trình sinh hoạt, xây dựng chủ đề thực hiện như tháng tri ân – báo hiếu, Tuần lễ “Oanh Vũ chúng em vì môi trường xanh – sạch – đẹp”, Ngày hội Những cánh chim Oanh”,….. Kết hợp việc giáo dục thông qua những hoạt động xã hội và phát triển năng khiếu là góp phần đào tạo một con người có tính trách nhiệm và kỹ năng trong xã hội, kích thích sự ham học hỏi và đi đúng theo quy luật tâm lý trẻ em.Thứ hai là đào tạo huynh trưởng bắt đầu từ nghành đồng chúng ta không thể đợi đến lứa tuổi nhất định mới bắt đầu đào tạo huynh trưởng mà hãy bắt đầu ngay khi các em còn là nghành oanh đào tạo những kỹ năng nhất định trong việc mạnh dạng sinh hoạt, không rụt rè thực hành quản lý những thành viên trong đàn xách tấn các bạn chung nhóm thường xuyên đi sinh hoạt tạo tinh thần vững mạnh trong một đàn Oanh Vũ . Muốn làm được như vậy đòi hỏi Liên Đoàn Trưởng cũng như Huynh Trưởng nghành Oanh phải có tầm nhìn và sự lựa chọn đúng đắn.
– Xây dựng chương trình tu học theo hình thức chuyên đề hoạch định chương trình tu học đoàn sinh theo hướng tự nghiên cứu tu tập khởi mầm thiện căn.
Chúng ta phân loại bài học theo những định hướng chuyên đề nhất định không dàn trãi quá nhiều gây tâm lý ngán ngẫm ví dụ chúng ta tập trung những bài có nội dung về lịch sử, những bài liên quan về pháp vào chuyên đề : Cảm quan về Đạo và Phật áp dụng liên ngành xây dựng chuyên đề theo 3 phân cấp là từ đơn giản gồm những bài cho nghành oanh phần này gồm những bài đơn giản nằm về những vấn đề chính yếu của đạo phật và truyền tải phần lớn là bằng những phương pháp tranh ảnh, video, mẫu chuyện đạo để dễ dẫn nhập các em vào vấn đề tu tập , trung phần gồm những bài cũng dựa trên những bài phật pháp của ngành thiếu và ngành oanh nhưng với mức độ vừa phải và kiến thức phật học phổ thông nhiều vì phần này sẽ giành dạy cho những đoàn sinh mới vào sinh hoạt, không ngay lúc bắt đầu chương trình bậc. Phần này chiếm nhiều kiến thức phổ thông thông dụng dễ hiểu, dễ tiếp thu khiến cho đoàn sinh mới nhanh chóng bắt kịp chương trình tu học. Phần học cao thức phần này cũng có nhiều về vấn đề phật học phổ thông nhưng có phần nâng cao và chuyên sâu sau khi học xong có thể giải thích được những hiện tượng và những vật dụng dùng trong đạo phật vì dụ như vấn đề hiện thực và truyền thuyết xoay quanh cuộc đời đức phật, ý nghĩa những hình tượng trong chùa, giải thích được những bài pháp chính yếu trong đạo phật, khai thị được cho những phật tử mới tập tu……Xây dựng theo mô hình tháp trụ này sẽ tạo ra sự liên kết chặc chẽ và không gây ra sự lủng đoạn kiến thức tu học người cũ học được người mới vào cũng nhanh tiếp thu và xây dựng theo mô hình này chúng ta chỉ cần áp dụng dạy và nếu muốn thay đổi thêm bớt bài trong một chuyên đề thì sẽ có 1 hệ thống thống nhất dễ dàng trong việc chỉnh sửa không cần thay đổi quá nhiều ngoài ra việc áp dụng theo mô hình này sẽ giúp người học chuyên sâu và tập trung hơn trong một vấn đề không bị dàn trãi kiến thức lưu ý trong một chuyên đề không quá 7 bài xây dựng chuyên đề nâng cao dựa trên nền tảng các bài trong chương trình đào tào các bậc. Ngoài việc áp dụng chuyên đề chúng ta cần hoạch định chương trình sau khi học kết thúc một chuyên đề thì chúng ta giao cho đoàn sinh về nhà viết bài thu hoạch xây dựng tinh thần tự nghiên cứu dẫn đến tự ngộ và sẽ tự hành quan hệ mắc xích nối liền nhau và giúp đoàn sinh phát triển về khả năng diễn đạt cũng như tự tu thân đến tu đạo.
– Phát triễn kỹ năng chuyên môn hoạt động thanh niên hoạt động xã hội theo khuynh hướng hướng ngoại.
Xây dựng chương trình hoạt động thanh niên và hoạt đông xã hội kỹ năng khiếu theo hướng vận dụng trong đời sống và áp dụng thực tiễn những bài tập đánh cờ hay morse phải biến hóa thành nhiều hình thức vận dụng trong những lần dã ngoại để thực hành các kỹ năng. Kỹ năng chuyên môn về băng bó, sơ cấp cứu đuối nước và phòng tránh đuối nước cần dạy định kỳ và thường xuyên tập huấn trong môi trường thực tế khi Việt Nam chúng ta nằm trong top những nước có trẻ em chết vì đuối nước cao nhất. Phát triển kỹ năng xã hội theo hướng tập trung và bài bản nhắm đề cao tính đoàn kết và xây dựng tình lam trong mắt giáo hội và xã hội thường xuyên kết hợp với các kênh địa chỉ nhân đạo, các GĐPT bạn phân ban Trung Ương xây dựng kế hoạch hoạt động từ thiện định kỳ hằng tháng, hằng quý để hướng dẫn các phân ban tỉnh thành thực hiện làm báo cáo tổng kết báo cáo cuối năm để hoạt động. Thực hiện các kế hoạch về nguồn thăm các tổ đình để cũng cố lòng tin tam bảo trong lòng đoàn sinh. Tổ chức các cuộc thi chuyên về năng khiếu và phật pháp, kỹ năng để giúp đoàn sinh luôn luôn trong tinh thần sẵn sàng.
1.3.2 : Đổi mới về nội dung sinh hoạt
– Đổi mới nội dung sinh hoạt theo hướng nâng cao năng lực và năng khiếu huynh trưởng
Xây dựng kế hoạch nội dung sinh hoạt phải dựa trên tình hình và khả năng thực hiện của các đoàn sinh trong GĐPT. Các bài học phật pháp cần áp dụng những lợi ích của Công nghệ Thông tin trong giảng dạy mở các lớp kỹ năng huấn luyện huynh trưởng về các cách thức sử dụng các phần mềm như Word, Excel, powerpoint, violet…để thiết kế các giáo án các trò chơi phật pháp. Huynh trưởng GĐPT cần nâng cao trình độ kiến thức phổ thông cũng như trình độ phật pháp. Trẻ hóa nguồn nhân lực trong các phân ban hướng dẫn từ cấp Trung Ương đến cấp địa phương. Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thao GĐPT, các cuộc thi “ Duyên dáng áo lam”, “ Chiếc còi vàng”, “ Olympic Sen Trắng”…. Các cuộc thi cần mang tính chất từ cấp Trung Ương đến địa phương qua đó phát hiện những huynh trưởng có năng khiếu và năng lực để kịp thời bồi dưỡng đào tạo làm nguồn nhân lực quan trọng sau này xây dựng GĐPT.
– Xây dựng mô hình kinh tế trong đời sống sinh hoạt nâng cao sinh hoạt
Các phân ban các tỉnh cần có sự hỗ trợ kết hợp với nhau thành một khối thống nhất từ hoạt động đến việc phát triển kinh tế. Xây dựng và chia sẽ nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của gia đình mình rộng rãi để các GĐPT học hỏi và áp dụng cho phân ban tỉnh mình cũng như các GĐPT . Hiện nay các mô hình hoạt động kinh tế của nhiều gia đình tại TP Hồ Chí Minh đang mang lại hiệu quả rất tốt như : Đội lân GĐPT, cây lộc đầu năm, bán dây còi và vật dụng GĐPT… ngoài ra các huynh trưởng có kinh nghiệm trong việc kinh doanh cần chia sẽ kinh nghiệm và cách làm kinh tế cho GĐPT vì mục đích tạo dựng nền kinh tế vững vàng trong sinh hoạt, các khu vực với nhau cần liên kết tổ chức những cuộc thi những buổi hội đàm chia sẽ kinh nghiệm về phát triển đoàn thể, khả năng quản lý tài chính trong tổ chức đoàn thể nhằm nâng cao năng lực huynh trưởng.
– Hoạt động xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng tổ chức GĐPT.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp thanh niên để tổ chức các sự kiện hoạt động mang tính chất thiện nguyện. Các tỉnh trong khu vực cần phối hợp vận động ban bảo trợ cấp các suất học bổng và xe đạp trao quà tại trường các em đang học nhằm động viên tinh thần học tập cũng như phương châm tốt đời đẹp đạo. Tổ chức các nhóm áo lam tiếp sức mùa thi, xây dựng các kế hoạch hoạt động từ thiện xã hội cần sự phối hợp để tạo nên nguồn lực mạnh mẽ trong hoạt động và tạo điểm nhấn với các tổ chức đoàn thể khác trong địa phương.
– Xây dựng chương trình sinh hoạt theo chủ đề, tuần lễ kèm theo mục đích và ý nghĩa.
Chương trình sinh hoạt cần bổ sung phong phú nhiều màu sắc them nhiều chủ điểm mô hình đặc sắc như mùa phật đản chúng ta có thể xây dựng chủ đề 2 tháng ta có thể xây dựng theo chủ đề : Hòa bính – An Vui – Hạnh Phúc và các hoạt động ngoài việc phật sự đi phục vụ các chùa các Huynh trưởng cần xây dựng các cuộc thi như “ Người Áo Lam “, “ Phật tử với Phật pháp “ bằng nhiều hình thức thi như thi online của các nghành các bậc . Ban hướng dẫn Trung Ương cần xây dựng nhiều hơn nữa các kế hoạch hoạt động từ trung ương nhằm nâng cao quá trình hoạt động cũng như sinh hoạt.
1.3.3 : Đổi mới về Thông tin truyền thông
Mảng thông tin truyền thông theo tôi đánh giá còn khá yếu và chưa có sự liên kết giữa ban truyền thông GĐPT Trung Ương đến ban Truyền thông GĐPT các tỉnh thành địa phương. Các phân ban tỉnh thành cần thành lập website riêng của phân ban tỉnh mình và cung cấp thông tin về website của phân ban trung ương để đăng bài. Ngoài ra cần thành lập trang Fanpage của GĐPT TW để đăng tải truyền thông đến các lam viên cả nước. Xây dựng những cuộc thi mang tính chất bình chọn những mẫu chuyện hay của GĐPT . Ngoài ra cần đẩy mạnh hoạt động của ban truyền thông nhân dịp Đại Hội Đại Biểu Huynh Trưởng ban truyền thông cần tổ chức nhiều cuộc thi các phân ban tỉnh thành cũng vậy nhằm giới thiệu về Đại Hội như cuộc thi thiết kế logo chào mừng Đại Hội hoặc sáng tác bài nhạc mới cho đại hội. Ban Truyền thông cần nắm rõ vai trò của mình để thực hiện hiện nay trên wedsite của gdptvn.vn vẫn còn khá ít bài đăng hoạt động và ít thấy các hoạt động của các khu vực tỉnh thành phía Nam. Góc vườn lam của website hầu như chưa được phong phú và cần phát triển mục góc vườn lam trên facebook và confesion có các huynh trưởng luân phiên nhận bài đăng để nói lên tâm tư tình cảm của các đoàn sinh với các anh chị huynh trưởng phía trên. Qua đó chúng ta cũng nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của đoàn sinh để phát triển. Một lần nữa xin được nhấn mạnh về sự gắn kết và thúc đẩy các hoạt động truyền thông cũng như các hội thi từ phân ban các tỉnh thành đến phân ban Trung Ương.
1.3.4 : Đổi mới về quy cách làm việc của Huynh Trưởng
– Xây dựng huynh trưởng GĐPT theo hướng nâng cao nhận thức và cảm quan về văn hóa
Như đã nêu ở phần trên tham luận huynh trưởng cần ứng xử có văn hóa trong quá trình đất nước hội nhập và toàn cầu hóa, gần 70 năm hình thành và phát triển bằng những kiến thức và kinh nghiệm đã có như hiện nay nên chúng ta bắt đầu từ việc Dân chủ hóa trong sinh hoạt và ý kiến, nhân văn hóa trong chương trình tu học và rèn luyện để tiến đến hiện đại hóa trong việc tổ chức và quản lý và một cái quan trọng không kém đó là xã hội hóa trong vấn đề hoạt động và tu tập. – Dân chủ hóa là xây dựng một môi trường sinh hoạt có nề nếp có kỷ cương trên tinh thần tôn trọng ý kiến và quan điểm góp ý của nhau và quan trọng là chân lý đúng trong ý kiến.
– Nhân văn hóa tức là phải lấy đoàn sinh làm trung tâm, làm mục đích để đào tạo, dạy kiến thức, dạy phật pháp, dạy kỹ năng dùng để rèn luyện một người huynh trưởng. Nâng cao trình độ huynh trưởng, đào tạo nhân lực cho tổ chức, quan tâm chú trọng đến bồi dưỡng các huynh trưởng tài năng thôi vẫn chưa đủ mà hướng đến cái đích đó là hoàn thiện nhân cách của một huynh trưởng đúng với lý tưởng và mục tiêu của tổ chức và các huynh trưởng mình nên hiểu rằng hiện đại hóa trong việc tổ chức và quản lý tức là tổ chức ấy có khả năng hội nhập về mọi lĩnh vực không riêng gì về phật pháp chúng ta đang xây dựng và hướng đến xây dựng một huynh trưởng toàn diện thì không nên bỏ qua vấn đề hiện đại hóa trong tổ chức mà vấn đề hiện đại hóa tổ chức này không riêng gì một cá nhân gia đình hay một phân ban mà là toàn diện về tổ chức trên tinh thần học hỏi, hội nhập và phát triển trên tinh thần phật pháp và lấy mục đích nội quy của GĐPT làm kim chỉ nam trong vấn đề hiện đại hóa toàn diện mang đậm đặc trưng của GĐPT không sao chép máy móc, không tự biến mình thành những bức ảnh sau của người khác. Chúng ta những huynh trưởng GĐPT có quyền tự tin – tự hào – tự trọng nhưng không tự kiêu và hội nhập học hỏi tiếp thu ý kiến phát triển chứ không bảo thủ, trì trệ và không quên đặc điểm của GĐPT là giáo dục mà đã là giáo dục thì phải có chuẩn mực và ổn định. Nâng cao cảm quan văn hóa trong huynh trưởng là sự nâng cao giao tiếp làm sao cho người khác hiểu mình và mình hiểu được người khác, huynh trưởng cần có sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đoàn sinh và tiếp thu những ý kiến đúng và lắng nghe góp ý khi chân lý nằm ngay cả khi chân lý nằm ở ý kiến của một bé oanh vũ.
– Trẻ hóa lực lượng huynh trưởng có tài năng và trình độ vào các phân ban để làm việc.
Chúng ta cần thấy rằng thành phần chủ yếu của chúng ta là giới trẻ thì đặc điểm của giới trẻ là năng động là nhiệt huyết là cống hiến vậy thì làm sao để có thể nắm được tình hình và tâm tư nguyện vọng giới trẻ để có thể điều hành và quản lý . Chỉ có những huynh trưởng trẻ đang tuổi thanh niên mới là những tầng lớp tiếp thu những chuyển biến cho dù là nhỏ nhất của xã hội tận dụng sự năng động sáng tạo trong từng huynh trưởng trẻ để phát triển môi trường sinh hoạt. Trọng dụng những huynh trưởng tài năng và có nhiệt huyết, đam mê cống hiến cho tổ chức để đưa tổ chức phát triển một cách bền vững và có hiệu quả nên việc thay đổi và trẻ hóa huynh trưởng vào làm việc tại các phân ban từ Trung Ương đến các tỉnh thành là điều hết sức cần thiết phải thực hiện.
– Cần quy định và xem xét lại việc xét xếp cấp trong tổ chức.
Xét xếp cấp là một hình thức thể hiện trình độ tu tập của một huynh trưởng và quá trình làm việc nhưng về lâu dài việc này xảy ra nhiều vấn đề nan giải. Vấn đề thứ nhất là việc học vượt bậc trong khi trình độ và khả năng làm việc không đáp ứng đủ yêu cầu làm việc. Có rất nhiều huynh trưởng cấp cao nhưng theo ý kiến riêng tôi là làm việc không có chất lượng và cứ dựa vào cấp để mà thị uy vấn đề cần được giải quyết chúng ta có nên xem xét lại về những việc xét xếp cấp cho những huynh trưởng chưa đủ trình độ và khả năng làm việc hay không. Vấn đề thứ hai là số lượng huynh trưởng cấp Tấn và cấp Dũng hiện nay đã lớn tuổi kinh nghiệm làm việc giao tiếp và sinh hoạt có nhưng thiếu sự hội nhập và tiếp thu sự năng động và linh hoạt của giới trẻ và hầu như các đến bậc học Vạn Hạnh thì tuổi cao sức yếu và một số đã về nơi đất Phật vậy lần Đại Hội 12 này các huynh trưởng có cần xem xét lại về vấn đề tuổi học và bậc học không, nếu một huynh trưởng trẻ có đủ trình độ khả năng làm việc mà phải đợi đến lúc đúng cấp Tấn cấp Dũng để vào phân ban tỉnh hoặc phân ban trung ương làm việc theo như nội quy thì đã hơi muộn và vô tình ta đánh mất đi một thời nhiệt huyết của tuổi trẻ cống hiến. Theo ý kiến riêng của tôi về vấn đề này thì chúng ta cần tổ chức định kỳ 1 hoặc 3 năm một lần cuộc thi xét cấp cho tất cả các huynh trưởng từ cấp tập đến cấp Tấn với các huynh trưởng còn đủ khả năng và sức khỏe phục vụ tổ chức quy định số tuổi cụ thể để lọc lại những huynh trưởng thật sự có đủ trình độ và năng lực để vào phân ban làm việc nếu không đủ số điểm yêu cầu thì sẽ bị hạ cấp từ cấp tấn hạ cấp tín, cấp tín hạ cấp tập, cấp tập hạ thành huynh trưởng (A Dục) và ngược lại nếu một huynh trưởng cấp tập mà quá trình sinh hoạt thường xuyên có cống hiến cho tổ chức, có uy tín với phân ban và ban trị sự tỉnh thành mà đạt được số điểm cần thiết lên cấp tấn thì sẽ được xếp vào danh sách thọ cấp tấn và dĩ nhiên là yêu cầu và bài thi cũng như hội đồng thi phải chặc chẽ từ khâu giám thị đến giám khảo cũng phải khác khu vực để đảm bảo tính công bằng để thi xoay quanh những cấn đề phật pháp và quy cách làm việc của một huynh trưởng. Việc này theo tôi cảm thấy không có gì là quá khó vì nếu một huynh trưởng cấp tập là mới học A Dục mà có thể làm được bài thi của huynh trưởng cấp tấn tức huynh trưởng đã học xong trại Vạn hạnh thì hoàn toàn chúng ta có thể xem xét việc đặc cách xét xếp cấp. Chúng ta nên cần xem xét lại về vấn đề bậc học nếu đặc cách xét xếp cấp như vậy thì sẽ gây ra mâu thuẫn với bậc học và cần ý kiến đóng góp của đại hội về vấn đề này. Theo tôi thì việc bậc học chúng ta cũng cần nên có khi thi khảo sát vượt bậc nếu muốn dự từ bậc kiên lên định cần làm bài thi tổng hợp từ phật pháp, kỹ năng… nếu đủ điều kiện sẽ được xếp vào học và dự trại.
– Xem xét lại chế độ khen thưởng huynh trưởng từ phân ban trung ương.
Đối với những huynh trưởng có công với tổ chức và có thâm niên lâu năm trong sinh hoạt trung ương cần xem xét chế độ khen thưởng danh hiệu và bằng khen để khích lệ tinh thần và trách nhiệm của các huynh trưởng ấy. Trung ương cần đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết để xét những giải thưởng ‘’ Sen Trắng”, những danh hiệu cho toàn thể lam viên có thành tích hoạt động xuất sắc trong vấn đề tu học và sinh hoạt.
Cuối lời bài tham luận tôi xin tặng vài lời cho tất cả các anh chị huynh trưởng và các đoàn sinh vài lời nhắn nhủ đến các huynh trưởng . Dù có thay đổi hay đổi mới cái gì đi nữa thì không bao giờ bỏ được cái gốc của sự việc đó là tình thương yêu với các em từ một bé oanh vũ đến các anh chị nghành thanh và thiếu và các huynh trưởng cấp tập đến cấp dũng tất cả đều thương yêu lẫn nhau giữ gìn đoàn kết nội bộ như giữ gìn chính con ngươi của mắt. Tất cả tình yếu thương của màu lam phải tròn đầy không nữa vời không thiếu sót tất cả những cái từ trí tuệ đến tinh thần hành động và nhân cách của các anh chị để lại cho cuộc đời của các em là một bài học vô giá mà không đâu có thể có thể thay thế được tất cả phụ thuộc vào tình yêu nó phải trọn vẹn không nữa vời bởi vì nữa vời thì không bao giờ làm được việc gì thành công cả nên tôi xin tặng các anh chị 4 câu thơ mà tôi học được từ thầy tôi :
Nữa cốc nước cũng làm vơi cơn khát
Nữa vẩng trăng cũng đủ mộng mơ
Nữa sự thật không còn là sự thật
Và tình yêu không một nữa bao giờ
Chính là vậy đấy các anh chị chúng ta sống hết lòng cho tổ chức yêu thương nhau đoàn kết nhau tình yêu với tổ chức với đoàn sinh thì luôn luôn tròn đầy không nữa vời dù đó là điều gì cuối lời xin chúc sức khỏe các anh chị huynh trưởng chúc tổ chức ngày càng phát triển chúc đạo pháp và dân tộc mãi mãi trường tồn.
Htr tập sự Trí Bình Ngô Huỳnh Quang Huy