Ngày Hạnh và lễ hội cổ Phật khất thực

    Khất thực là một trong những hình thức sinh hoạt có nguồn gốc từ Bà-la-môn giáo được Phật giáo Ấn Độ kế thừa và phát triển. Khi Phật giáo truyền vào Đông Nam Á, hình thức sinh hoạt này được phổ biến rộng rãi trong đời sống tu học của các tu sĩ Phật giáo và được duy trì cho tới ngày nay. Theo từ nguyên, từ khất thực được dịch là cầu xin thực phẩm. Cách dịch này không sai, nhưng chưa chuyển tải hết ý nghĩa của thuật ngữ này, đó là chưa nói chữ khất trong trường hợp này không hàm nghĩa là cầu xin. Bởi vì, thực chất khất thực là một hoạt động sinh hoạt mang tính truyền thống của Phật giáo không phải chỉ nhằm mục đích nuôi sống cơ thể vật chất mà còn nuôi dưỡng đời sống tâm linh mỗi cá nhân.

    Về phương diện nuôi dưỡng đời sống sinh lý, theo lời dạy của đức Phật, vị sáng lập đạo Phật, người tu sĩ chỉ cần một lượng nhỏ thực phẩm đủ để duy trì sự sống, làm tăng trưởng thiện nghiệp và chuyển hóa tâm thức. Điều này có thể thấy rõ qua lời dạy của đức Phật được chép trong kinh Tăng Nhất A Hàm như sau: “khất thực có hai phương diện là đáng thực hiện và không đáng thực hiện. Giả sử khất thực được áo chăn, cơm nước, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, mà ác pháp tăng trưởng, thiện pháp không tăng trưởng, điều đó không nên thực hiện. Nếu khất thực được y áo, cơm nước, giường chõng và ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, mà thiện pháp tăng trưởng, pháp ác không tăng trưởng, điều đó nên thực hiện”. Như vậy, hai phương diện đáng thực hiện và không đáng thực hiện đó thực chất là nguyên tắc thực tập nhằm phát triển đời sống tâm linh của các tu sĩ thực hành Phật pháp. Đối với các tu sĩ chân chính, mọi mong cầu thái quá đều đưa đến những cực đoan không cần thiết. Đối với những tu sĩ thực hành pháp, thức ăn cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là phương pháp ăn. Ăn như thế nào để các ác pháp được chuyển hóa, các thiện pháp tăng trưởng, đó mới là mục đích của việc ăn và cũng là mục đích của việc khất thực trong nhà Phật. Đó là ý nghĩa thứ nhất mà truyền thống khất thực mang đến cho những hành giả thực tập.

    Ý nghĩa thứ hai rất quan trọng là, khất thực không chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng đời sống vật chất hay sinh lý, tâm linh của mỗi cá nhân hành giả mà nó còn hướng tới xây dựng một đời sống tâm linh cộng đồng.

    Trước hết là xây dựng đời sống tâm linh cộng đồng các nhà sư. Khi đi khất thực, các nhà sư thường đi thành một nhóm nhiều người, trong đó mỗi người không phải là những cá thể được tập hợp mà là một thành tố tạo nên một nhóm như là một hệ thống. Mỗi nhà sư là một mắc xích trong hệ thống ấy. Họ bước đi nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, họ dừng lại cũng trong sự chánh niệm ấy. Mỗi bước chân của họ không phải chỉ là những bước chân hướng tới mục đích mà là bước chân của sự sống, của sự tỉnh thức. Bởi vì những bước chân ấy vừa có công năng nuôi dưỡng tâm linh mỗi cá thể, đồng thời nâng đỡ những cá thể khác trong nhóm, tạo thành một cộng đồng tâm linh vững mạnh có sức khuếch tán rộng lớn trong cộng đồng Phật tử.

     Hình ảnh tăng đoàn khất thực bao giờ cũng tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ đối với cộng đồng, là nguồn cảm hứng tâm linh nuôi dưỡng đời sống của họ. Nhiều người chờ đợi đoàn hành khất đi qua từ sáng sớm để được tận tay cúng dường thực phẩm cho các nhà sư. Thông thường, phẩm vật cúng dường mà những người Phật tử chuẩn bị trước là các loại bánh, xôi, trái cây, thức uống hay một ít thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho đời sống tu tập của các nhà sư. Nhưng cho dù phẩm vật đó là thứ gì, những người Phật tử đều hướng tới các nhà sư cúng dường bằng tấm lòng trân trọng, cung kính tuyệt đối. Đối với họ, các nhà sư là những người thầy tâm linh vĩ đại, là đại diện cho đức Phật mà họ thường cung kính, phụng thờ. Do đó, hình ảnh các nhà sư ôm bát khất thực là cội nguồn của các giá trị văn hóa cộng đồng.

    Trong lễ hội này mỗi đơn vị là một gian hàng, bày thức ăn hoặc thức uống. được trãi dài theo không gian của đất trại, dẫn đầu tăng đoàn đi khất thực là sư bà Thích nữ Tịnh Nguyện, đến từng gian hàng và tại đây các trại sinh thành kính dâng phẩm vật lên cúng dường cho tăng đoàn đi khất thực. Một hình ảnh đầy xúc động, có đơn vị quỳ chờ tăng đoàn đi đến để được cúng dường, các em dâng lên những thức ăn cúng dường với tinh thần hết

 

 Ban quản trại đã tạo được một nét mới trong sinh hoạt ngày Hạnh truyền thống ngành Nữ năm nay. Sau khi tăng đoàn đi qua hết các đơn vị, tăng đoàn trở lại chánh điện để thọ trai. Chính lúc này Ban quản trại tuyên bố khai mạc Hội Chợ Quê hương. Tại hội chợ các trại sinh muốn ăn gì tùy thích chọn lựa. Ban quản trại đã cấp cho mỗi trại sinh là 10 đồng tiền do BQT phát hành có giá trị trong phiên chợ này. Một không gian huyên náo đầy sinh động người mua, người bán. Đó cũng là bữa ăn cuối cùng trên đất trại.
Một số hình ảnh sinh động và náo nhiệt của Phiên chợ Quê Hương”

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.