Góc vườn Lam VĂN NGHỆ CỦA GĐPT VN TRONG VĂN HÓA PHẬT GIÁO GIỮA THỜI KỲ HỘI NHẬP. Như Lạc TRẦN VĂN CƯ-ủy viên Văn Nghệ GĐPTTW
II/ Văn Nghệ trong thời hội nhập đối với GĐPTVN:
Có 2 hình thức chính về Hoạt động và biểu diễn văn nghệ. Đó là Văn nghệ Lửa trại và Văn nghệ Sân khấu. Dù ở bất cứ hình thức nào, văn nghệ GĐPT cũng không đơn thuần chỉ mang lại sự giải trí cho quần chúng Phật tử, mà còn mang một mục đích cao cả hơn. Đó là sự hoằng pháp và xiển dương chánh đạo, động viên sự tu tập , hành trì giáo lí Phật Đà và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. GĐPT Việt Nam là một tổ chức thanh niên tu học và hoạt động trên căn bản giáo lí Phật giáo. Vì thế, hoạt động văn nghệ do GĐPTVN tổ chức phải luôn luôn mang đậm bản sắc của nền văn hóa Phật giáo và tất nhiên cả bản sắc văn hóa dân tộc vì trong suốt 2000 năm có mặt trên dải đất thân yêu của tổ quốc chúng ta, văn hóa PG và văn hóa dân tộc đã hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Thiếu một trong hai bản sắc này thì đó không phải là Văn nghệ của Phật giáo VN nói chung và của GĐPT VN nói riêng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập này khi mà các nền văn hóa của các quốc gia khác, nhất là văn hóa Tây phương, đã như cơn sóng lớn làm chao đảo những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Sự hội nhập với thế giới là điều cần thiết cho đất nước phát triển về mọi phương diện, nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế, xã hội v.v… thì về mặt văn hóa vẫn luôn luôn là điểm yếu và nhạy cảm nhất mà trong nhiều năm qua chúng ta đã thấy bộc lộ nhiều vấn đề cần suy gẫm và quan tâm, nhất là đối với thành phần thanh thiếu niên trong xã hội mà các đoàn viên GĐPTVN cũng không là ngoại lệ. Thời kỳ hội nhập, dù là hội nhập với các địa phương trong nước hay với thế giới bên ngoài, là một thời kỳ đầy những thách thức to lớn cần được sự dẫn dắt của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo giáo hội cũng như sự chỉ đạo sít sao của BHD GĐPT Trung ương và Địa Phương. Hội nhập vào nền văn hóa của bất cứ nơi đâu, chúng ta cần biết chọn lọc, học hỏi và thâu nhận những tinh hoa của họ để làm phong phú cho nền văn hóa nước nhà nói chung và tổ chức Gia đình Phật tử nói riêng. Các hình thái biểu diễn khá phản cảm theo phong cách ngoại lai, xa lạ với truyền thống thẩm mỹ, đạo đức của dân tộc và đạo pháp, hoặc theo những trào lưu hiện đại thiếu cân nhắc như chúng tôi sẽ trình bày ở phần III dưới đây cần phải được xem xét cẩn trọng.
III/ Nội dung Văn Nghệ và các hình thái biểu diễn của GĐPTVN:
Như trên đã nói, dù được biểu diễn dưới hình thức nào, bộ môn nào thì nội dung chương trình văn nghệ của GĐPTVN cũng phải đáp ứng 2 yêu cầu căn bản: 1/ Đúng với nội dung văn hóa Phật giáo, và 2/ Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc.
Đối với GĐPT thì một tiết mục văn nghệ phải bao gồm nội dung văn hóa gồm 3 thuộc tính: Bi, Trí, Dũng. Các tiết mục luôn luôn mang tính tích cực để xây dựng một tâm hồn lạc quan, lành mạnh, yêu đời, yêu người. Các tiết mục ủy mị, ru ngủ hoặc kích động sát sanh, bạo lực dứt khoát phải loại bỏ. Điều này rất quan trọng và tế nhị vì đôi khi một bài hát rất hay trong cuộc sống ngoài đời thì lại không hợp với tinh thần đạo pháp nếu không cẩn trọng ta tưởng như vô thưởng vô phạt. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ: Trong một buổi văn nghệ lửa trại, một đoàn sinh oanh vũ của một GĐPT đã hát bài Em đi câu cá như thế này: “Chiều qua em đi câu cá về cho má nâú canh chua…”. Rõ ràng bài hát có 2 yếu tố Trí và Dũng. Trí là biết câu cá, biết chỗ nào có cá để câu; Dũng là tuy còn nhỏ mà đã dám đảm đang, không ngại khó, giúp đỡ cha mẹ trong việc kiếm sống, và với cái nhìn của đời thường thì em ấy là đứa con có hiếu, đáng khen. Nhưng đối với một người Phật tử chúng ta thấy em đã thiếu cái điều vô cùng quan trọng là lòng Từ bi, em đã quên mất 3 điều luật Oanh Vũ mà điều thứ 3 là “Em thương người và vật”, tránh giết hại vật, em đã quên lời thầy và các anh chị đã dạy, nên phóng sanh, cố gắng ăn chay v.v…. Cái mầm ác đã được gieo một cách nhẹ nhàng vào trong tâm hồn trong trắng của em, cái mà Duy Thức Tông gọi là “chủng tử” nằm trong A- lại-da-thức.
Một trường hợp khác, trong một chương trình văn nghệ sân khấu chúng tôi cũng đã từng chứng kiến các đoàn sinh nữ, ngành thiếu, khi múa một vũ điệu Ấn Độ với cách phục trang quá hớ hênh, váy trễ phô cả lỗ rốn và phần bụng và trong cả vũ điệu, động tác lắc mông và múa bụng chiếm hết cả thời gian. Đành rằng có thể cách phục trang ấy, cách múa ấy là đúng với các vũ công Ấn Độ, đúng với văn hóa Ấn Độ, nhưng đối với văn hóa VN chúng ta, nhất là trên sân khấu ở chùa, tự viện thì không được phù hợp. Chúng ta có thể chế bớt lại để không gây phản cảm cho người xem, đặc biệt những khi có mặt chư vị tôn túc dự khán.
Ngày nay nhờ các phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng với các đơn vị GĐPT trong nước, và ngay cả nước ngoài để giao lưu và học hỏi. Một điều đáng mừng là chúng ta đã có được một số lượng lớn các nhạc phẩm PG có chất lượng của những nhạc sĩ danh tiếng kỳ cựu như Lê Cao Phan, Phạm Mạnh Cương, Nguyên Thông, Bửu Bắc, Lê Mộng Nguyên, Đỗ Kim Bảng, Thẩm Oánh…và một số các nhạc sĩ của thế hệ thứ hai và thứ ba như Trần Nhật Thành, Uy Thi Ca, Hằng Vang, Trần Huệ Hiền v.v…đã làm cho gia tài âm nhạc PG thêm phong phú. Tuy nhiên sự hội nhập này cũng đôi khi đem đến những bất cập nếu chúng ta không biết cẩn thận chọn lọc, chẳng hạn như có rất nhiều bài nhạc chế, lấy nhạc của các nhạc phẩm nổi tiếng chế lại lời khác một cách khập khiễng, phản cảm. Xin lấy thí dụ như bài Em Bé Quê của nhạc sĩ Phạm Duy: “Ai bảo chăn trâu là khổ”, được chế lại: “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chớ…” và được nhiều vị hát trên sân khấu, thu phát trên mạng. Còn hàng chục bài hát ngoài đời khác cũng được chế lại lời hát khác với vài ba từ Phật giáo rồi được trình bày trên sân khấu hoặc lửa trại là một hiện tượng tương đối phổ biến bây giờ. Đó quả là một điều đáng xấu hổ, cần được chấm dứt. Trong văn nghệ PG chúng ta không thể bắt chước chế lời như kiểu bát nháo ngoài xã hội được. Thứ nhất, làm như vậy là xâm phạm tác quyền, là đạo nhạc và không tôn trọng tác giả. Thứ nhì, đã là đạo nhạc thì người chế lời là thiếu đạo đức, lời nhạc chế không mang lại tính giáo dục gì ngoài những tiếng cười ngây ngô, vô bổ.
Nhìn toàn cục về văn nghệ của GĐPTVN, chúng ta thấy vẫn còn nghèo ở một số thể loại như thoại kịch, kịch ngắn, hài kịch. Ta thấy thể loại kịch có khả năng chuyển tải được thông điệp và nội dung một cách phong phú đến với quần chúng, có sức hấp dẫn nên dễ tác động đến tư duy khán giả, và là một thể loại rất hiệu quả cho sự hoằng pháp. Rất tiếc thể loại này hãy còn quá khiêm tốn trong các chương trình văn nghệ. Rất mong những nhà viết kịch PG tâm huyết với thể loại này để cho ra đời nhiều kịch bản hay.
Đến đây chúng tôi xin được mạo muội đề nghị:
1/- BHD TW cho thành lập ban Văn nghệ GĐPT TW gồm các anh chị là Ủy viên Văn nghệ các Tỉnh Thành – nếu được có thể mời thêm những anh chị là Nhạc sĩ, nhà biên kịch- có cảm tình với tổ chức GĐPT cùng tham gia- từ đây vận động quý vị ấy sang tác những ca khúc thuần cho sinh hoạt của GĐPT. Soạn những vở kịch nói lên được Mục đích của GĐPT hay các mảng Giáo lý khác.
2/- Từ những UV Văn nghệ của các Tỉnh Thành, chúng ta tìm kiếm, thu gom các ca khúc sinh hoạt cộng đồng được các anh chị Lam viên tại các địa phương sang tác lưu hành nội bộ, quy về rồi phổ biến chung toàn quốc, điều này sẽ tốt hơn cho những lần tổ chức hội trại, hội nghị toàn quốc, khi bắt lên bài hát mọi người đều hòa nhịp được, dù bài hát ấy ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đi nữa, từ đây kho nhac sinh hoạt của GĐPT VN sẽ phong phú, đa dạng hơn.
3/- Để làm được các việc trên cần phải tranh thủ sự quan tâm hổ trợ của Thường trực Phân Ban GĐPT TW, của Chư Tôn đức Ban Văn hóa Phật giáo cũng như Chư Tôn đức Ban HDPT TW
IV/ Kết Luận:
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhân loại đã có thể dễ dàng trao đổi cho nhau những điều hiểu biết, cung ứng cho nhau những dịch vụ văn minh để làm cho đời sống được phong phú và thoải mái hơn về mọi mặt sinh hoạt. Và trong lĩnh vực biểu diễn văn nghệ, những lợi ích ấy cũng đã được tận dụng tối đa và GĐPT VN cũng không là ngoại lệ. Với mục đích hoằng dương chánh pháp và mang lại những giây phút giải trí lành mạnh cho quần chúng Phật tử trong thời kỳ hội nhập với các đoàn thể trong nước và thế giới, văn nghệ của GĐPT đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực, tầm nhìn, phải đặt 2 yếu tố cơ bản là văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho một chương trình văn nghệ, hay nói một cách hình ảnh hơn, đó như cặp chân cho một người bước đi, mà không thể thiếu một.
Vài ý kiến nhỏ trao đổi cùng với quý vị và anh chị em trong đại gia đình áo Lam hôm nay, chúng tôi hy vọng sẽ được xem như một viên gạch đóng góp thêm vào việc xây dựng ngôi nhà Lam trong mảng văn hóa nghệ thuật và mong nhận được những góp ý quý báu từ quý vị..
Xin trân trọng cảm ơn .
Bhtgdpthoian@gmail.com. Đt 0905372396
Có 2 hình thức chính về Hoạt động và biểu diễn văn nghệ. Đó là Văn nghệ Lửa trại và Văn nghệ Sân khấu. Dù ở bất cứ hình thức nào, văn nghệ GĐPT cũng không đơn thuần chỉ mang lại sự giải trí cho quần chúng Phật tử, mà còn mang một mục đích cao cả hơn. Đó là sự hoằng pháp và xiển dương chánh đạo, động viên sự tu tập , hành trì giáo lí Phật Đà và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. GĐPT Việt Nam là một tổ chức thanh niên tu học và hoạt động trên căn bản giáo lí Phật giáo. Vì thế, hoạt động văn nghệ do GĐPTVN tổ chức phải luôn luôn mang đậm bản sắc của nền văn hóa Phật giáo và tất nhiên cả bản sắc văn hóa dân tộc vì trong suốt 2000 năm có mặt trên dải đất thân yêu của tổ quốc chúng ta, văn hóa PG và văn hóa dân tộc đã hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Thiếu một trong hai bản sắc này thì đó không phải là Văn nghệ của Phật giáo VN nói chung và của GĐPT VN nói riêng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập này khi mà các nền văn hóa của các quốc gia khác, nhất là văn hóa Tây phương, đã như cơn sóng lớn làm chao đảo những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Sự hội nhập với thế giới là điều cần thiết cho đất nước phát triển về mọi phương diện, nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế, xã hội v.v… thì về mặt văn hóa vẫn luôn luôn là điểm yếu và nhạy cảm nhất mà trong nhiều năm qua chúng ta đã thấy bộc lộ nhiều vấn đề cần suy gẫm và quan tâm, nhất là đối với thành phần thanh thiếu niên trong xã hội mà các đoàn viên GĐPTVN cũng không là ngoại lệ. Thời kỳ hội nhập, dù là hội nhập với các địa phương trong nước hay với thế giới bên ngoài, là một thời kỳ đầy những thách thức to lớn cần được sự dẫn dắt của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo giáo hội cũng như sự chỉ đạo sít sao của BHD GĐPT Trung ương và Địa Phương. Hội nhập vào nền văn hóa của bất cứ nơi đâu, chúng ta cần biết chọn lọc, học hỏi và thâu nhận những tinh hoa của họ để làm phong phú cho nền văn hóa nước nhà nói chung và tổ chức Gia đình Phật tử nói riêng. Các hình thái biểu diễn khá phản cảm theo phong cách ngoại lai, xa lạ với truyền thống thẩm mỹ, đạo đức của dân tộc và đạo pháp, hoặc theo những trào lưu hiện đại thiếu cân nhắc như chúng tôi sẽ trình bày ở phần III dưới đây cần phải được xem xét cẩn trọng.
III/ Nội dung Văn Nghệ và các hình thái biểu diễn của GĐPTVN:
Như trên đã nói, dù được biểu diễn dưới hình thức nào, bộ môn nào thì nội dung chương trình văn nghệ của GĐPTVN cũng phải đáp ứng 2 yêu cầu căn bản: 1/ Đúng với nội dung văn hóa Phật giáo, và 2/ Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc.
Đối với GĐPT thì một tiết mục văn nghệ phải bao gồm nội dung văn hóa gồm 3 thuộc tính: Bi, Trí, Dũng. Các tiết mục luôn luôn mang tính tích cực để xây dựng một tâm hồn lạc quan, lành mạnh, yêu đời, yêu người. Các tiết mục ủy mị, ru ngủ hoặc kích động sát sanh, bạo lực dứt khoát phải loại bỏ. Điều này rất quan trọng và tế nhị vì đôi khi một bài hát rất hay trong cuộc sống ngoài đời thì lại không hợp với tinh thần đạo pháp nếu không cẩn trọng ta tưởng như vô thưởng vô phạt. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ: Trong một buổi văn nghệ lửa trại, một đoàn sinh oanh vũ của một GĐPT đã hát bài Em đi câu cá như thế này: “Chiều qua em đi câu cá về cho má nâú canh chua…”. Rõ ràng bài hát có 2 yếu tố Trí và Dũng. Trí là biết câu cá, biết chỗ nào có cá để câu; Dũng là tuy còn nhỏ mà đã dám đảm đang, không ngại khó, giúp đỡ cha mẹ trong việc kiếm sống, và với cái nhìn của đời thường thì em ấy là đứa con có hiếu, đáng khen. Nhưng đối với một người Phật tử chúng ta thấy em đã thiếu cái điều vô cùng quan trọng là lòng Từ bi, em đã quên mất 3 điều luật Oanh Vũ mà điều thứ 3 là “Em thương người và vật”, tránh giết hại vật, em đã quên lời thầy và các anh chị đã dạy, nên phóng sanh, cố gắng ăn chay v.v…. Cái mầm ác đã được gieo một cách nhẹ nhàng vào trong tâm hồn trong trắng của em, cái mà Duy Thức Tông gọi là “chủng tử” nằm trong A- lại-da-thức.
Một trường hợp khác, trong một chương trình văn nghệ sân khấu chúng tôi cũng đã từng chứng kiến các đoàn sinh nữ, ngành thiếu, khi múa một vũ điệu Ấn Độ với cách phục trang quá hớ hênh, váy trễ phô cả lỗ rốn và phần bụng và trong cả vũ điệu, động tác lắc mông và múa bụng chiếm hết cả thời gian. Đành rằng có thể cách phục trang ấy, cách múa ấy là đúng với các vũ công Ấn Độ, đúng với văn hóa Ấn Độ, nhưng đối với văn hóa VN chúng ta, nhất là trên sân khấu ở chùa, tự viện thì không được phù hợp. Chúng ta có thể chế bớt lại để không gây phản cảm cho người xem, đặc biệt những khi có mặt chư vị tôn túc dự khán.
Ngày nay nhờ các phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng với các đơn vị GĐPT trong nước, và ngay cả nước ngoài để giao lưu và học hỏi. Một điều đáng mừng là chúng ta đã có được một số lượng lớn các nhạc phẩm PG có chất lượng của những nhạc sĩ danh tiếng kỳ cựu như Lê Cao Phan, Phạm Mạnh Cương, Nguyên Thông, Bửu Bắc, Lê Mộng Nguyên, Đỗ Kim Bảng, Thẩm Oánh…và một số các nhạc sĩ của thế hệ thứ hai và thứ ba như Trần Nhật Thành, Uy Thi Ca, Hằng Vang, Trần Huệ Hiền v.v…đã làm cho gia tài âm nhạc PG thêm phong phú. Tuy nhiên sự hội nhập này cũng đôi khi đem đến những bất cập nếu chúng ta không biết cẩn thận chọn lọc, chẳng hạn như có rất nhiều bài nhạc chế, lấy nhạc của các nhạc phẩm nổi tiếng chế lại lời khác một cách khập khiễng, phản cảm. Xin lấy thí dụ như bài Em Bé Quê của nhạc sĩ Phạm Duy: “Ai bảo chăn trâu là khổ”, được chế lại: “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chớ…” và được nhiều vị hát trên sân khấu, thu phát trên mạng. Còn hàng chục bài hát ngoài đời khác cũng được chế lại lời hát khác với vài ba từ Phật giáo rồi được trình bày trên sân khấu hoặc lửa trại là một hiện tượng tương đối phổ biến bây giờ. Đó quả là một điều đáng xấu hổ, cần được chấm dứt. Trong văn nghệ PG chúng ta không thể bắt chước chế lời như kiểu bát nháo ngoài xã hội được. Thứ nhất, làm như vậy là xâm phạm tác quyền, là đạo nhạc và không tôn trọng tác giả. Thứ nhì, đã là đạo nhạc thì người chế lời là thiếu đạo đức, lời nhạc chế không mang lại tính giáo dục gì ngoài những tiếng cười ngây ngô, vô bổ.
Nhìn toàn cục về văn nghệ của GĐPTVN, chúng ta thấy vẫn còn nghèo ở một số thể loại như thoại kịch, kịch ngắn, hài kịch. Ta thấy thể loại kịch có khả năng chuyển tải được thông điệp và nội dung một cách phong phú đến với quần chúng, có sức hấp dẫn nên dễ tác động đến tư duy khán giả, và là một thể loại rất hiệu quả cho sự hoằng pháp. Rất tiếc thể loại này hãy còn quá khiêm tốn trong các chương trình văn nghệ. Rất mong những nhà viết kịch PG tâm huyết với thể loại này để cho ra đời nhiều kịch bản hay.
Đến đây chúng tôi xin được mạo muội đề nghị:
1/- BHD TW cho thành lập ban Văn nghệ GĐPT TW gồm các anh chị là Ủy viên Văn nghệ các Tỉnh Thành – nếu được có thể mời thêm những anh chị là Nhạc sĩ, nhà biên kịch- có cảm tình với tổ chức GĐPT cùng tham gia- từ đây vận động quý vị ấy sang tác những ca khúc thuần cho sinh hoạt của GĐPT. Soạn những vở kịch nói lên được Mục đích của GĐPT hay các mảng Giáo lý khác.
2/- Từ những UV Văn nghệ của các Tỉnh Thành, chúng ta tìm kiếm, thu gom các ca khúc sinh hoạt cộng đồng được các anh chị Lam viên tại các địa phương sang tác lưu hành nội bộ, quy về rồi phổ biến chung toàn quốc, điều này sẽ tốt hơn cho những lần tổ chức hội trại, hội nghị toàn quốc, khi bắt lên bài hát mọi người đều hòa nhịp được, dù bài hát ấy ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đi nữa, từ đây kho nhac sinh hoạt của GĐPT VN sẽ phong phú, đa dạng hơn.
3/- Để làm được các việc trên cần phải tranh thủ sự quan tâm hổ trợ của Thường trực Phân Ban GĐPT TW, của Chư Tôn đức Ban Văn hóa Phật giáo cũng như Chư Tôn đức Ban HDPT TW
IV/ Kết Luận:
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhân loại đã có thể dễ dàng trao đổi cho nhau những điều hiểu biết, cung ứng cho nhau những dịch vụ văn minh để làm cho đời sống được phong phú và thoải mái hơn về mọi mặt sinh hoạt. Và trong lĩnh vực biểu diễn văn nghệ, những lợi ích ấy cũng đã được tận dụng tối đa và GĐPT VN cũng không là ngoại lệ. Với mục đích hoằng dương chánh pháp và mang lại những giây phút giải trí lành mạnh cho quần chúng Phật tử trong thời kỳ hội nhập với các đoàn thể trong nước và thế giới, văn nghệ của GĐPT đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực, tầm nhìn, phải đặt 2 yếu tố cơ bản là văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho một chương trình văn nghệ, hay nói một cách hình ảnh hơn, đó như cặp chân cho một người bước đi, mà không thể thiếu một.
Vài ý kiến nhỏ trao đổi cùng với quý vị và anh chị em trong đại gia đình áo Lam hôm nay, chúng tôi hy vọng sẽ được xem như một viên gạch đóng góp thêm vào việc xây dựng ngôi nhà Lam trong mảng văn hóa nghệ thuật và mong nhận được những góp ý quý báu từ quý vị..
Xin trân trọng cảm ơn .
Bhtgdpthoian@gmail.com. Đt 0905372396