GÓC VƯỜN LAM CHUYỆN “nhỏ” Ý NGHĨA “LỚN”
I. NGUYÊN VĂN BÀI THƠ
Ông nhà giàu dạo bước. Trên phố quen hoàng hôn
Gặp chú đánh giày buồn. Lam lũ gầy khổ sở
Chú bé năn nỉ mời. Ông đánh giày cho con
Kiếm vài ngàn bạc lẻ. Mua cơm nuôi em nhỏ
Chạnh lòng thương trẻ khó. Ông lơ đãng gật đầu
Có đáng là bao nhiêu. Vài ba ngàn tiền lẻ
Giày xong ông móc ví. Đưa tờ hai trăm ngàn
Chú bé cầm ngần ngừ. Ông chờ con đi đổi
Năm ngàn thôi ông hỡi. Đủ bữa tối hôm nay
Anh em con gặp may. Xin ông chờ một chút…
Đã qua ba mươi phút. Cậu bé không trở về
Ông lắc đầu chán ghê. Trẻ nghèo hay gian lắm….
Cơm tối xong đứng ngắm. Trăng mới mọc gió hiu
Trong vườn hoa thơm nhiều. Quên bực mình trẻ gạt…
Chuông cửa reo tiếng quát. Đi chỗ khác mà xin
Nghèo khổ biết phận mình. Lộn xộn tao bắt nhốt….
Ông thong thả cất bước. Thấy một nhóc gầy gò
Đang mếu máo co ro. Giống thằng bé khi nãy….
Có việc gì đấy cháu. Từ từ nói ta nghe
Anh bảo vệ yên nha. Đừng làm trẻ con sợ…
Thằng bé con ấp úng. Hồi chiều nay anh tôi
Cầm tiền của ông rồi. Băng qua đường đi đổi
Chẳng may bị xe cán. Gãy mất chân rồi ông
“Một trăm chín nhăm ngàn”. Bảo tìm ông trả lại
Anh tôi giờ nằm liệt. Chỉ muốn xin gặp ông…
Một lần nữa chạnh lòng. Rảo bước theo thằng bé
Đến ổ chuột xập xệ. Gặp thằng anh đang nằm
Mặt xanh tái như chàm. Thở ra tuồng hấp hối
Nói gấp hơi như vội. Xin ông thương em con…
Cha mẹ đã không còn. Con đánh giày nuôi nó…
Nay không may con khổ. Chỉ xin ông việc nầy!
Cho em con đánh giày. Mỗi ngày cho ông nhé…
Kiếm lấy vài ngàn lẻ. Mua cơm sống mà thôi…
Chợt thằng anh duỗi tay. Hơi thở lịm như tắt…
Ông già trào nước mắt. Ta sẽ lo em con
Cho ăn học bình thưòng. Như bao đứa trẻ khác
Cứ bình tâm an lạc. Bệnh viện tiền ta cho…
Thằng anh đã xuội lơ. Hồn bay về thiên giới
Nhân cách nghèo cao vợi. Môi nhạt thoáng nụ cười
Nó sống trọn kiếp người. Dù nghèo nhưng tự trọng
Bao người giàu- danh vọng. Đã chắc gì bằng đâu!…..
(không rõ tác giả)
I. Ý NGHĨA LỚN
Qua bài thơ chúng ta hình dung hai nhân vật chính: cậu bé đánh giày(N) và ông nhà giàu(G) hai nhân vật phụ : em cậu bé và người bảo vệ, bài thơ không xuất sắc về văn chưong nhưng mang tính nhân văn sâu sắc khiến người đọc phải suy gẫm và rút ra cho mình phong cách sống trong một xã hội mà giàu- nghèo; tốt-xấu; vị tha-ích kỹ; hiền thiện-độc ác đang xen nhau.
Điều mong ước của người nghèo lương thiện rất đơn giản: “…năm ngàn thôi ông hỡi, Đủ buổi tối hôm nay, Anh em con gặp may, Xin ông chờ một chút….”
Nhưng nào ngờ luật vô thưòng ập đến: khi băng qua đường cậu N bị xe cán gãy chân
Ông G bàng hoàng khi nghe em cậu bé nói:
“một trăm chín nhăm ngàn, Bảo tìm ông trả lại”
Ông đau đớn nhận ra rằng nhận định trước đó của mình (trẻ nghèo hay gian lắm) là nóng vội:
Nhân cách cao vời vợi của cậu bé đánh giày thể hiện đạo lý:
“ĐÓI CHO SẠCH RÁCH CHO THƠM” mà ông bà ta đã dạy từng bao đời nay.
Cậu bé giữ chữ “TÍN” đến hơi thở cuối cùng khiến mọi người kinh ngạc , thán phục.
Ông G, một lần nữa cảm kích bài học đạo lý từ cậu bé: TÌNH CỐT NHỤC, TÌNH HUYNH ĐỆ
Ôi cảm động biết bao,cao cả biêt bao, một thiếu niên bị tai nạn,thập tử nhất sinh không lo cho mình mà chỉ nghĩ về tương lai của đứa em nhỏ dại: “chỉ xin ông G
cho em con mỗi ngày, đánh giày cho ông nhé…”, ai mà không ứa nước mắt khi chứng kiến cảnh nầy.
Đẹp đẽ thay khi ông G đã thể hiện tấm lòng nhân hậu của mình về tương lai của em cậu bé và rõ ràng nếu cậu bé N qua được cơn nguy kịch sẽ được ông G giúp đỡ.
Bài thơ cho chúng ta nhìn toàn cảnh xã hội:
– Ngày nay khoảng cách giàu- nghèo quá lớn việc tìm dấu = không dễ gì thực hiện trong một xã hội phát triển thiên về vật chất.Nhưng làm vơi đi nổi khổ bằng sự cho đi niềm vui và chia sẻ nổi bất hạnh thì ai cũng có thể thực hiện được.
– Người nghèo giữ phẩm chất trong sạch như em bé đánh giày, người giàu có lòng nhân ái như ông G có không ít trong xã hội ta. Chúng ta vui mừng khi càng ngày xuất hiện càng nhiều các hội đoàn từ thiện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh bất vụ lơi mà theo nhà Phật là BỐ THÍ BA LA MẬT,
Đối với anh em nhà LAM, chúng ta hiểu rõ luật NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO nên không quá lo lắng về lý do giàu- nghèo nhưng dù đầy đủ hay thiếu thốn chúng ta luôn luôn phải thực hiện hạnh BỐ THÍ của người con Phật, việc thực hiện các bửa ăn từ thiện tại các bệnh viện là việc làm đáng trân trọng. Hiểu và thực hành nghiêm túc 3 điều luật ngành oanh, 5 điều luật ngành Thiếu,ngành Thanh, Huynh truởng là chúng ta thiết thực phục vụ chúng sinh vậy.
Trung tuần tháng hai, Ất Mùi- 2015
LỜI THƯA: Góc vườn Lam mong đón nhận các câu chuyên của đôc giả khắp nơi, chúng tôi xin được phép biên tập và vẫn giữ nguyên tên của các vị
Tâm Giới- Email thao.phanngoc@gmail.com – ĐT: 0919462898
Ông nhà giàu dạo bước. Trên phố quen hoàng hôn
Gặp chú đánh giày buồn. Lam lũ gầy khổ sở
Chú bé năn nỉ mời. Ông đánh giày cho con
Kiếm vài ngàn bạc lẻ. Mua cơm nuôi em nhỏ
Chạnh lòng thương trẻ khó. Ông lơ đãng gật đầu
Có đáng là bao nhiêu. Vài ba ngàn tiền lẻ
Giày xong ông móc ví. Đưa tờ hai trăm ngàn
Chú bé cầm ngần ngừ. Ông chờ con đi đổi
Năm ngàn thôi ông hỡi. Đủ bữa tối hôm nay
Anh em con gặp may. Xin ông chờ một chút…
Đã qua ba mươi phút. Cậu bé không trở về
Ông lắc đầu chán ghê. Trẻ nghèo hay gian lắm….
Cơm tối xong đứng ngắm. Trăng mới mọc gió hiu
Trong vườn hoa thơm nhiều. Quên bực mình trẻ gạt…
Chuông cửa reo tiếng quát. Đi chỗ khác mà xin
Nghèo khổ biết phận mình. Lộn xộn tao bắt nhốt….
Ông thong thả cất bước. Thấy một nhóc gầy gò
Đang mếu máo co ro. Giống thằng bé khi nãy….
Có việc gì đấy cháu. Từ từ nói ta nghe
Anh bảo vệ yên nha. Đừng làm trẻ con sợ…
Thằng bé con ấp úng. Hồi chiều nay anh tôi
Cầm tiền của ông rồi. Băng qua đường đi đổi
Chẳng may bị xe cán. Gãy mất chân rồi ông
“Một trăm chín nhăm ngàn”. Bảo tìm ông trả lại
Anh tôi giờ nằm liệt. Chỉ muốn xin gặp ông…
Một lần nữa chạnh lòng. Rảo bước theo thằng bé
Đến ổ chuột xập xệ. Gặp thằng anh đang nằm
Mặt xanh tái như chàm. Thở ra tuồng hấp hối
Nói gấp hơi như vội. Xin ông thương em con…
Cha mẹ đã không còn. Con đánh giày nuôi nó…
Nay không may con khổ. Chỉ xin ông việc nầy!
Cho em con đánh giày. Mỗi ngày cho ông nhé…
Kiếm lấy vài ngàn lẻ. Mua cơm sống mà thôi…
Chợt thằng anh duỗi tay. Hơi thở lịm như tắt…
Ông già trào nước mắt. Ta sẽ lo em con
Cho ăn học bình thưòng. Như bao đứa trẻ khác
Cứ bình tâm an lạc. Bệnh viện tiền ta cho…
Thằng anh đã xuội lơ. Hồn bay về thiên giới
Nhân cách nghèo cao vợi. Môi nhạt thoáng nụ cười
Nó sống trọn kiếp người. Dù nghèo nhưng tự trọng
Bao người giàu- danh vọng. Đã chắc gì bằng đâu!…..
(không rõ tác giả)
I. Ý NGHĨA LỚN
Qua bài thơ chúng ta hình dung hai nhân vật chính: cậu bé đánh giày(N) và ông nhà giàu(G) hai nhân vật phụ : em cậu bé và người bảo vệ, bài thơ không xuất sắc về văn chưong nhưng mang tính nhân văn sâu sắc khiến người đọc phải suy gẫm và rút ra cho mình phong cách sống trong một xã hội mà giàu- nghèo; tốt-xấu; vị tha-ích kỹ; hiền thiện-độc ác đang xen nhau.
Điều mong ước của người nghèo lương thiện rất đơn giản: “…năm ngàn thôi ông hỡi, Đủ buổi tối hôm nay, Anh em con gặp may, Xin ông chờ một chút….”
Nhưng nào ngờ luật vô thưòng ập đến: khi băng qua đường cậu N bị xe cán gãy chân
Ông G bàng hoàng khi nghe em cậu bé nói:
“một trăm chín nhăm ngàn, Bảo tìm ông trả lại”
Ông đau đớn nhận ra rằng nhận định trước đó của mình (trẻ nghèo hay gian lắm) là nóng vội:
Nhân cách cao vời vợi của cậu bé đánh giày thể hiện đạo lý:
“ĐÓI CHO SẠCH RÁCH CHO THƠM” mà ông bà ta đã dạy từng bao đời nay.
Cậu bé giữ chữ “TÍN” đến hơi thở cuối cùng khiến mọi người kinh ngạc , thán phục.
Ông G, một lần nữa cảm kích bài học đạo lý từ cậu bé: TÌNH CỐT NHỤC, TÌNH HUYNH ĐỆ
Ôi cảm động biết bao,cao cả biêt bao, một thiếu niên bị tai nạn,thập tử nhất sinh không lo cho mình mà chỉ nghĩ về tương lai của đứa em nhỏ dại: “chỉ xin ông G
cho em con mỗi ngày, đánh giày cho ông nhé…”, ai mà không ứa nước mắt khi chứng kiến cảnh nầy.
Đẹp đẽ thay khi ông G đã thể hiện tấm lòng nhân hậu của mình về tương lai của em cậu bé và rõ ràng nếu cậu bé N qua được cơn nguy kịch sẽ được ông G giúp đỡ.
Bài thơ cho chúng ta nhìn toàn cảnh xã hội:
– Ngày nay khoảng cách giàu- nghèo quá lớn việc tìm dấu = không dễ gì thực hiện trong một xã hội phát triển thiên về vật chất.Nhưng làm vơi đi nổi khổ bằng sự cho đi niềm vui và chia sẻ nổi bất hạnh thì ai cũng có thể thực hiện được.
– Người nghèo giữ phẩm chất trong sạch như em bé đánh giày, người giàu có lòng nhân ái như ông G có không ít trong xã hội ta. Chúng ta vui mừng khi càng ngày xuất hiện càng nhiều các hội đoàn từ thiện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh bất vụ lơi mà theo nhà Phật là BỐ THÍ BA LA MẬT,
Đối với anh em nhà LAM, chúng ta hiểu rõ luật NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO nên không quá lo lắng về lý do giàu- nghèo nhưng dù đầy đủ hay thiếu thốn chúng ta luôn luôn phải thực hiện hạnh BỐ THÍ của người con Phật, việc thực hiện các bửa ăn từ thiện tại các bệnh viện là việc làm đáng trân trọng. Hiểu và thực hành nghiêm túc 3 điều luật ngành oanh, 5 điều luật ngành Thiếu,ngành Thanh, Huynh truởng là chúng ta thiết thực phục vụ chúng sinh vậy.
Trung tuần tháng hai, Ất Mùi- 2015
LỜI THƯA: Góc vườn Lam mong đón nhận các câu chuyên của đôc giả khắp nơi, chúng tôi xin được phép biên tập và vẫn giữ nguyên tên của các vị
Tâm Giới- Email thao.phanngoc@gmail.com – ĐT: 0919462898