VĂN NGHỆ (Bậc Sơ Thiện) ÂM NHẠC LÝ THUYẾT

ÂM NHẠC LÝ THUYẾT

 
Với mục đích hướng dẫn của GĐPT, ở Bậc Sơ Thiện cần biết được một số khái niệm cơ bản và phổ thông về âm nhạc.
1. Âm nhạc là gì ?
Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định để diễn đạt tình ý của con người. Tuy nhiên không phải âm thanh nào cũng là âm nhạc mà chỉ những âm thanh có tính nhạc được thể hiện qua 4 đặc tính sau:
– Cao độ: Mức độ trầm bổng của âm thanh.
– Trường độ: Mức độ ngắn dài của âm thanh.
– Cường độ: Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh.
– Âm sắc: Mặc dù âm thanh có giống nhau về cao độ, về trường độ,về cường độ nhưng vẫn có những tính chất riêng biệt của nó.Tính chất riêng của âm thanh được gọi là âm sắc.
“Từ những âm thanh có tính nhạc đó, lâu dần con người biết phối hợp việc lên xuống trầm bổng để tạo âm vực rộng và phong phú. Và cũng từ đó mà âm nhạc được hình thành và phát triển”.
2. Âm nhạc có mấy loại chính?
Âm nhạc được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc.
– Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng.
– Khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được.
3. Ký hiệu âm nhạc

Tên gọiĐôMiFaSolLaSi
Ký hiệuCDEFGAB

 

 Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

4. Khoảng cách về cao độ: Tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau. 
Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung (Mi với Fa và Si với Đô). Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung: giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Sol, Sol với La, và La với Si.

5. Khuông nhạc:
Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ:


6. Khoá nhạc:
Dùng để  xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Hiện nay thường dùng 2 loại khoá chính sau:
a) Khoá Sol  dòng 2:
b) Khoá Fa dòng 4: dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone

7. Các dấu hóa:
Cao độ của một nốt nhạc có thể được thay đổi bằng cách sử dụng dấu hóa

Dấu hóaTênTác động
Dấu thăngTăng nốt nhạc thêm 1/2 cung
Dấu giángGiảm nốt nhạc xuống 1/2 cung
♯♯Dấu thăng képTăng nốt nhạc lên 1 cung
♭♭Dấu giáng képGiảm nốt nhạc xuống 1 cung
Dấu bìnhÐưa nốt nhạc về trạng thái tự nhiên ban đầu trước khi có dấu thăng, giáng.

 

Dấu nối: là đường vòng cung nối liền nhiều dấu nhạc với nhau. Có 2 loại:
a. Dấu nối 2 dấu nhạc cùng cao độ làm kéo dài trường độ dấu nhạc đầu, bằng tổng số trường độ của cả hai dấu nhạc. Ví dụ:

b. Dấu nối nhiều dấu nhạc khác cao độ (còn gọi là dấu luyến) cho biết phải diễn tấu các dấu nhạc đó liền tiếng với nhau.  Ví dụ:  

Dấu lưu (Dấu miễn nhịp): là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc dưới ký hiệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý.

8. Ô nhịp:
Là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.
Số nhịp: là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy.
Ví dụ nhịp 2/4, dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương đương hai dấu đen.
Ví dụ:

 9. Trường độ:
Các note:
Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với các hình dạng khác nhau.

Như vậy trường độ một dấu tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn = 16 móc đôi = 32 móc ba = 64 móc tư.
Dấu lặng:
Là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự. 

Dấu chấm đôi:
Là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó.

10. Phách:
Là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian
Phách chia 2: là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau.
Ví dụ: Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen. Dấu đen này có thể chia thành hai dấu móc đơn. 

 Phách chia 3: Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau.
Ví dụ: Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen chấm. Phách này có thể chia thành 3 dấu móc đơn.
11. Hợp âm là gì?
Ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc thì tạo thành một hợp âm. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.
Cấu tạo hợp âm trưởng:  2 + 1 * 1/2 
Ví dụ C: C – E – G
Cấu tạo hợp âm thứ:   1* ½ + 2 
Ví dụ Am: bao gồm note: A – C – E.
 
THỰC HÀNH 
Dùng chân hoặc tay để gõ đều các phách trong mỗi ô nhịp của loại nhịp 2/4 của một bản nhạc sinh hoạt đơn giản mà em đã biết hát.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.