THỰC TẬP CHÁNH NIỆM (Bậc Trung Thiện) THIỀN TỨ NIỆM XỨ

THỰC TẬP CHÁNH NIỆM
BỐN ĐỀ MỤC QUÁN NIỆM (THIỀN TỨ NIỆM XỨ)

 

  1. BỐN ĐỀ MỤC QUÁN NIỆM:

1 .Quán về THÂN
2. Quán về  TÂM
3. Quán về  PHÁP
4. Quán về  THỌ

  1. THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ  

(Phần lý thuyết trong 37 phẩm trợ đạo)

  1. Quán Thân bất tịnh
  2. Quán Tâm vô thường
  3. Quán Pháp vô ngã
  4. Quán Thọ thị khổ
  1. Điều hoà thân (xem Quán sổ tức – tài liệu Hướng Thiện)
    – Ngồi thế hoa sen kiết già
    – Nhập thiền
    – Xả thiền
  2. Điều hoà tâm

a. Đối trị trạo cử:

Tâm cứ chạy hoài  (tâm viên , ý mã) mà không dừng vào một đối tuợng  đã chọn  thì gọi là trạo cử, hành giả liền dừng suy tư theo dõi hơi thở ra vào một cach chuyên chú đến khi ổn  sau đó mới quán tiếp đối tượng đã chọn

b. Đối trị hôn trầm:

Trạng thái tâm lý mệt mỏi,uể oải,buồn ngủ khi ngồi thiền gọi là hôn trầm. phương pháp hữu hiệu là hành giả đi vào tư duy liền rồi khởi lên quán niệm đối tượng mà hành giả đã chọn

c. Đối trị vô ký

Trạng thái không tỉnh giác,không trạo cử hơi ngã về hôn trầm  là trạng thái vô ký.Hành giả phải đánh thức mình ra khỏi trạng thái ấy  bèn cách lập tức theo dỏi hơi thở vào, ra thì tâm lý vô ký lặn mất.
    Chú ý: khi hành thiền chỉ lâu dễ rơi vào hôn trầm, khi hành thiền quán lâu dễ rơi vào trạo cử. Chỉ quán song tu đúng mức là vận dụng tu tập thiện xảo, sẽ đi vào thiền định nhanh chóng
d. Đối trị dục triền cái
– Thường quán vô thường, vô ngã và khổ đau để tỉnh cơn mê đắm dục lạc.
– Quán bất tịnh để ra khỏi các trói buộc của chúng.
– Nghĩ đến hạnh phúc, an lạc của thiền định để giải quyết vấn đề khổ đau sanh tử mù mịt.
e. Đối trị sân triền cái
Sân là tâm lý vội vã, giận hờn và ghét bỏ. Hành giả liền khởi niệm từ bi, quán xét thân phận khổ đau của con người. Quán những hậu quả của sân.
f. Đối trị nghi triền cái
Nghi là không nhận ra mục tiêu và con con đường của thiền định. Hành giả cần phải học pháp, nghe pháp và có chánh kiến mới thoát lưới nghi

  1. Đối trị các ảo giác, vọng tưởng sau khi ngồi thiền

Ở giai đoạn đầu, hành thiền tứ niệm xứ chưa nghiêm có thể rơi vào một số ảo giac vọng tưởng như nghe có kiến bò trên mình, cảm giác ngồi nghiêng lệch. Hành giả lâng lâng tưởng chừng mình có thể bay liệng, hành giả khởi tưởng nhiều hình ảnh…có cảm giác lo sợ…
 Chúng ta cần khẳng định dứt khoát rằng: pháp niệm hơi thở vào, ra (quán sổ tức) tự nó đã là pháp đối trị các thứ vọng động loạn tưởng ấy.
 Hành giả có thể thực hiện thêm pháp sám hối và bố thí ba la mật.

  1. THIỀN CHỈ và THIỀN QUÁN (Vận dụng thực hành thiền TỨ NIỆM XỨ)

Có 2 hình thức thiền định của Phật Giáo  là thiền chỉ và thiền quán,
Trong tứ niệm xứ mỗi đối tượng thân, tâm, pháp, thọ đều có 2 phần thực hiện chỉ và quán
*THIỀN CHỈ: quan sát đôi tượng
Nếu bạn để tâm theo dỏi hơi thở vào, ra và để tâm dừng trú trên một đối tượng nhất định với chánh niệm tỉnh giác, đó là THIỀN CHỈ

  • Theo dỏi hơi thở vào ,ra và ghi nhận mà không   phản ứng tâm lý nào đối với thân là hành thiền chỉ về thân
  • Theo dỏi các sinh khởi của tâm lý mình ghi nhận sự có mặt của tâm lý ấy là hành thiền chỉ về tâm
  • Lắng tâm trú niệm trên một cảnh vô thường  khổ đau hay hỷ lạc nào đó.. để tâm lắng đọng mà không tư duy phân tích là hành thiền chì về pháp
  • Theo dõi các xúc cảm trong tự thân (vui-buồn-vô ký) ghi nhận mà không tư duy, phản ứng  là hành thiền chỉ vè cảm thọ

*THIỀN QUÁN: Quán tánh sanh diệt trên mỗi đối tượng

  •  Nếu phân tích về tánh sanh khởi và đoạn diệt của thân (trụ xứ bất tịnh, già, chết …) gọi là thiền quán về thân.

– Nếu phân tích tính sanh khởi và đoạn diệt của tâm (tham, giận, yêu, ghét…) gọi là thiền quán về tâm.
– Nếu suy nghĩ  phân tích về tính vô ngã, vô thường  (tham ái, chấp thủ…) gọi là thiền quán về pháp.
– Nếu phân tích tánh sanh khởi và đoạn diệt của các cảm thọ (khen, chê,…) theo duyên sinh gọi là thiền quán về cảm thọ
              IV  XIN LƯU Ý
      Thiền định là con đường tu tập chính thống, độc nhất trên lộ trình giải thoát của Phật Giáo, phù hơp với mọi căn cơ (sách tìm về thực tại của HT Thích Chơn Thiện)
Thiền “Tứ niệm xứ “ trong 37 phẩm trợ đạo thuôc ĐẠO ĐẾ là phương pháp để hành giả đi vào thiền định…
  Thiền có thiền chỉ và thiền quán , trong quá trình hành thiền, hành giả phải thực hiện đúng pháp tiến đến CHỈ, QUÁN SONG TU.
 
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Liệt kê 4 đề mục quán niệm
2. Thế nào là thiền Tứ niệm xứ; thiền Quán và thiền Chỉ có điểm gì khác nhau
3. vì sao có một số tu thiền bị “tẩu hoả nhâp ma”
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.