21:33 22/04/2015
Hôm qua (22/4/2015), trên trang web Báo Dân Sinh (baodansinh.vn) có đăng bài phóng sự xã hội "Độc đáo: Học trò “không xuống tóc” nơi cửa phật" viết về sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử Vạn Đức (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam). Đây không phải là lần đầu tiên sinh hoạt Gia Đình Phật Tử được đề cập đến trên các mặt báo. Điểm độc đáo ở đây là tác giả bài viết chưa từng biết gì về Gia Đình Phật Tử. Hãy cùng xem một người chưa biết gì về Gia Đình Phật Tử sẽ thấy gì, nghĩ gì khi chứng kiến một buổi sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử Vạn Đức.
02:56 04/01/2014
Nhạc sĩ, Huynh trưởng Lê Cao Phan, pháp danh Quảng Hội, pháp tự Nhuận Pháp, bút hiệu Tầm Phương, tác giả của Đạo ca “Phật Giáo Việt Nam” cùng nhiều ca khúc Phật giáo và nhạc sinh hoạt Gia đình Phật tử đã từ trần vào ngày 02-1-2014 (mồng 2 tháng 12-Quý Tỵ), tại tư gia ở địa chỉ 285B đường Nơ Trang Long, P.2, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh, thượng thọ 91 tuổi. Linh cửu được quàng tại chùa Vạn Phước số 55 đường Tuệ Tĩnh, phường.13, quận 11, tp. Hồ Chí Minh. Lễ động quan được cử hành vào lúc 7 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2014 (5-12-Quý Tỵ), sau đó hoả táng tại đài hoả táng Bình Hưng Hoà. Ban Hướng dẫn Phân Ban GĐPT Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đến phúng viếng và chia buồn cùng tang quyến.
10:34 09/04/2013
“CHO ĐI LÀ CÒN MÃI” là tên 1 quyển sách nổi tiếng mà đồng tác giả là 2 người phương tây : AZIM JAMAL và HARVEY MEKINDON. Hai vị không phải là tín đồ Phật Giáo nhưng nội dung quyển sách hàm chứa phần lớn tư tưởng của Phật Đà. Người viết xin gởi đến chư vị và anh chị em “NHÀ LAM” những ý chính của quyển sách và triển khai một số ý theo tinh thần vô ngã-vị tha của Phật Giáo
01:39 18/06/2012
Đôi dòng về tác giả Trịnh Nguyên Phước: Tên thật: Trịnh Đình Hỷ Pháp danh: Nguyên Phước Sinh năm: 1946 tại Hà Nội Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại trường Đại học Y Cochin Port-Royal. Là bác sĩ chuyên ngành về tiêu hóa; Giảng viên Trường Đại học Saint-Antoine, Phó chủ nhiệm khoa Tiêu hóa Bệnh viện khu vực Orleans. Nay nghỉ hưu. Tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu về đạo Phật hơn 40 năm.đã viết nhiều bài viết giá trị trên các báo Gió Nội, Hương Sen, Giác Ngộ, tập Văn, Pháp Luân và trên một số website: Người Cư sĩ, Thư viện Hoa Sen, Quảng Đức… dưới bút danh Nguyên Sĩ, Nguyên Phước và Trịnh Nguyên Phước.