Tại hội thảo khoa học "50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam" diễn sáng nay, 11-6-2013, tại khu du lịch Phương Nam, do Học viện Phật giáo VN - TP.Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM đồng tổ chức, Giáo sư Cao Huy Thuần đã có tham luận đề tài "Bản chất văn hóa của cuộc đấu tranh Phật giáo trong Pháp nạn 1963".
LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN DUYÊN, TRƯỞNG BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM GỞI CÁC HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ.
Nhằm tạo mối dây kết đoàn, tương ái cho các huynh trưởng cấp Tấn tại Đà Nẵng, trong thời gian qua, các huynh trưởng cấp Tấn và cấp Dũng tại Đà Nẵng đã thống nhất nội lệ sinh hoạt và tương tế huynh trưởng cấp Tấn và cấp Dũng Đà Nẵng. Đây là một mô hình cụ thể có thể áp dụng tại những tỉnh thành có nhiều huynh trưởng cấp Tấn và cấp Dũng. Bản Nội lệ này đã được Ban Hướng dẫn Phân Ban GĐPT Đà Nẵng ban hành theo quyết định số 4002 ngày 20/11/2012. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản nội lệ này để quý anh chị tham khảo
Lời thưa: Kính thưa chư vị. Kính thưa quý anh chị trưởng , Đến thời điểm nầy tổ chức Gia đình Phật tử được xã hội đánh giá là một tổ chức sinh hoạt tu học hiệu quả, nội hàm giáo dục sâu sắc góp phần lợi lạc cho xã hội, đem lại niềm an vui cho đời. Là một người trong cuộc, vui buồn cùng màu lam thân thương gần 60 năm, chúng tôi mong ước khi đọc bài viết nầy anh chị sẽ thấy hình ảnh của đơn vị mình, huyện thành mình,tỉnh mình để từ đó chúng ta có hướng giải quyết bài toán khó của việc duy tri và phát triển Gia đình Phật tử hiện nay trong môt đất nước đang phát triển và nhiều thách thức. Người viết bài nầy xin trình bày quan điểm của mình với đê tài GĐPT : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP với ước mong GĐPT luôn luôn là một tổ chức áp dụng Ngũ minh pháp trong việc tu học…theo lộ trình Giới – Định – Tuệ.
Trong lịch sử dân tộc, triều đại nhà Trần đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng với 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông và một vị vua mà sau khi đã ổn định xã hội thì lại nhường ngôi cho con để xuất gia tu hành và trở thành sơ tổ của một thiền phái riêng biệt Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Hôm nay gần đến đại lễ Kỷ niệm 704 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bán (01/11 Mâu Thân 1308 - 01/11 Nhâm Thìn 2012), chúng tôi xin gởi đến anh chị em bản tiểu sử của Ngài như một nén tâm hương thành kính...
Trong lịch sử dân tộc, triều đại nhà Trần đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng với 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông và một vị vua mà sau khi đã ổn định xã hội thì lại nhường ngôi cho con để xuất gia tu hành và trở thành sơ tổ của một thiền phái riêng biệt Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. hôm nay gần đến đại lễ Kỷ niệm 704 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, chúng tôi xin gởi đến anh chị em bản tiểu sử của Ngài như một nén tâm hương thành kính...
Đây là bài viết của ông Nguyễn Mạnh Hùng Chủ tịch hội đồng quản trị Thái Hà Books - người từng học đại học và sau đại học tại Nga (Liên Xô cũ). Ông từng đảm nhận vị trí quan trọng của nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn. Ông Hùng từng học tập, công tác, tham quan, làm việc tại 39 quốc gia trong đó có Nga, Mỹ, Pháp, Australia, Anh, Nhật, Trung Quốc, Ai Cập, Thụy Điển, Italy... Biết 4 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung trong đó 3 ngoại ngữ đầu thành thạo cả nghe, nói, đọc, viết. Tổng số thời gian sống ở nước ngoài là trên 16 năm. Ông bắt đầu giảng về quản trị kinh doanh từ 2003 sau khi từ Sydney, Australia về VN. Nơi giảng là: Tổ chức InWent (Đức), Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội, Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội; Các công ty và Trung tâm đào tạo: Đào tạo và Tư vấn ngân hàng BTC, PTI, Vitoria, VCCI, Viện quản lý Châu Á, Công ty chứng khoán Thăng Long, Chứng khoán Đại Dương, Công ty Thành Nam, Công ty Hà An, Ngân hàng Quân đội MB, Ngân hàng nhà Habubank, ngân hàng An Bình, Techcombank, Tổng công ty Phát hành sách TP HCM Fahasa, Công ty Vinapay, Kiều Gia… và rất nhiều doanh nghiệp khác. Bài viết này được đăng trên vnexpress.net và được trang mạng Sachhiem.net đăng lại; nhận thấy đây là một bài hay, chúng tôi xin giới thiệu đến các anh chị em.
“Từ Đại hội Phật giáo VII trở đi chư tôn đức giáo phẩm chỉ được đảm nhiệm 2 chức vụ, tức là không được kiêm nhiệm nhiều chức vụ như bây giờ.”
Trước thềm Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo Đại Đoàn Kết.
Vài nét về Giáo sư Cao Huy Thuần: Ông sinh tại Huế, học đại học Luật Sài Gòn (1955-1960), dạy đại học Huế (1962-1964) trước khi qua Pháp du học. Đầu năm 1969, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Cộng đồng Châu Âu tại Đại học Picardie Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông cũng thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, xã hội Ông đã in rất nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Với tiếng Việt, ông cũng đã in và viết rất nhiều bài báo tại Việt Nam và được đánh giá là các tác phẩm văn chương chính trị
Video do Sen Việt Media thực hiện nhân Đại lễ Chung thất Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Minh Châu.
Sáng ngày, 19-10, tại thiền viện Vạn Hạnh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), Trung ương GHPGVN cùng sơn môn pháp phái tổ đình Tường Vân và thiền viện Vạn Hạnh long trọng tổ chức Đại lễ chung thất cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, trụ trì tổ đình Tường Vân (TP.Huế), viện chủ thiền viện Vạn Hạnh, TP.HCM.
Nhằm báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một đối với bậc thầy tôn kính, long tượng của Môn phái Tường Vân, hướng tới chung thất trai tuần cố Trưởng lão Hòa thượng, Môn phái Tổ đình Tường Vân cùng Môn đồ Pháp quyến thành tâm tổ chức lễ Tưởng niệm cung tiến Giác linh nhân tuần thứ năm.
Gần đây vấn đề các tôn giáo khác nhắm vào tín đồ Phật giáo để cải đạo đang là vấn đề quan tâm của nhiều người, trong bối cảnh đó, bài viết sau đây của Nguyễn Hữu Đức đáng để được chúng ta tham khảo
Thực hiện thông báo số 20/ GĐPT-TW ngày 03 tháng 9 năm 2012 của Phân Ban Gia đình Phật tử Trung ương về việc tổ chức Lễ Tưởng niệm cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành viên Sáng lập - Ân sư Gia đình Phật tử Việt Nam; được sự cho phép của Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Đà Nẵng; chiều ngày chủ nhật 23 tháng 9 năm 2012 nhằm ngày 08/8 âm lịch, trên 600 đoàn sinh và huynh trưởng GĐPT Đà Nẵng đã về chùa Pháp Lâm, trụ sở Ban Trị sự Thành hội để tham dự Lễ Tưởng niệm và thọ tang Hòa thượng Ân sư.
Sáng ngày mồng 1 tháng 8 ÂL (16-9-2012) tại chùa Đạo Nguyên Tam Kỳ, BHD Phân ban GĐPT Quảng Nam tổ chức lễ Tưởng niệm cố đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, sáng lập viên của GĐPT Việt Nam.
Để tỏ lòng kính tiếc, ngưỡng vọng cố Đại Lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sáng lập viên Gia Đình Phật Tử Việt Nam, theo tinh thần của thông báo số 20/GĐPT-TW của BHD Phân ban Gia Đình Phật Tử Trung Ương, BHD PB GĐPT Quảng Trị long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu tại các huyện thị, thành Phố
Được tin Hòa Thượng Ân Sư Thích Minh Châu - sáng lập viên Gia đình Phật tử Việt Nam viên tịch, đại diện Phân ban Gia đình Phật tử tại 32 tỉnh thành đã vân tập tại Thiền viện Vạn Hạnh để cùng Chư Tôn đức BHD Phật tử Trung ương đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Ân Sư. Dưới đây là chùm ảnh những lẵng hoa của Phân ban Gia đình các tỉnh thành.