Tìm hiểu về các đề tài xuyên suốt trong bộ môn Phật Pháp – Tinh thần

Chủ nhật – 29/07/2012 15:01

Trong lần tu chính chương trình tu học, ban san định tài liệu đã nêu tên cụ thể các đề tài xuyên suốt và năm 2008, Ban hướng dẫn PB GĐPT Trung ương đã phân công cho các tỉnh, thành phố biên tập. Hiện nay đã có tài liệu được lưu hành nhưng nội dung một số tài liệu chưa phản ánh được sự chỉ đạo của Trung ương về các đề tài xuyên suốt… Chúng tôi xin góp ý về ý nghĩa và cách hướng dẫn một số đề tài xuyên suốt giữa các bậc Oanh và Thiếu, Oanh với Oanh,Thiếu với Thiếu… để anh chị trưởng tham khảo.

 
          A. MỞ ĐẦU:
          Trong lần tu chính chương trình tu học,  ban san định tài liệu đã nêu tên cụ thể các đề tài xuyên suốt  và năm 2008, Ban hướng dẫn PB GĐPT Trung  ương đã phân công cho các tỉnh, thành phố biên tập. Hiện nay đã có tài liệu được lưu hành nhưng nội dung một số tài liệu chưa phản ánh được sự chỉ đạo của Trung ương về các đề tài xuyên suốt……..Chúng tôi xin góp ý về ý nghĩa và cách hướng dẫn một số đề tài xuyên suốt  giữa các bậc Oanh và Thiếu, Oanh với Oanh,Thiếu với Thiếu …. Để anh chị trưởng tham khảo.
 
          B. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG  GĐPT:
          Bốn phương pháp trong Gia đình Phật tử mang tính lý luận xuyên suốt cho các môn học trong GĐPT:
          1. Phương pháp quán niệm
          2. Phương pháp lý giải
          3. Phương pháp huân tập
          4. Phương pháp hoạt động
          Trong quá trình hướng dẫn người Huynh trưởng thường sử dụng 2 phương pháp lý giải và hoạt động tương tự như các phương pháp diễn giảng, thuyết trình, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, tổ,… như Nhà trường phổ thông. (việc hướng dẫn các đề tài là nghệ thuật đặc trưng, xin bàn vào dịp khác); phương pháp huân tập và quán niệm thường sử dụng trong việc thực tập chánh niệm và tu tập tự thân.
 
          C.TÌM HIỂU Ý NGHĨA CÁC ĐỀ TÀI XUYÊN SUỐT:
          1.Các đề tài xuyên suốt mang tính định hướng cao cho nếp suy nghĩ ,quy tắc ứng xử, nêu gương hiền thiện,  tự giác,giác tha (tiêu biểu là Đ úc Phật Thich Ca) huân tập  tứ vô lượng tâm: từ,bi.hỷ.xả
          2. Để hướng dẫn tốt các đề tài xuyên suốt người huynh trưởng cần nghiên cứu kỹ  đề tài để sắp  xếp hợp lý các đơn vị kiến thức ; cùng một đề tài nhưng mỗi một bậc có yêu cầu khác nhau (tính vừa sức là nguyên tắc cần tôn trọng)
          D. VẬN DỤNG VÀO CÁC ĐỀ TÀI CỤ THÊ:
 
          I. XUYÊN SUỐT 4 BẬC NGÀNH OANH VÀ THIẾU
          * Đề tài: “ THỰC TẬP CHÁNH NIỆM “  hàng tuần
           Trên lý thuyết ngành oanh có đề tài  Chánh niệm, ngành Thiếu có đề tài Thực tập chánh niệm  nhưng hàng tuần có chung  buổi lễ Phật  và sử dụng thời lượng chung 10,15 phút để thực tập chánh niệm.Đề nghị   quý đơn vị sử dụng tài liệu “thực hành chánh niệm” do BHD PB GĐPT  Quảng Ngãi biên soạn năm 2011 theo sự phân công của BHD PB Trung ương- theo tài liệu tìm vào thực tại của Hoà Thượng  Thích Chơn Thiện  (sử dụng hàng tuần phần VI trang 9,10,11,12)
             II. XUYÊN SUỐT 4 BẬC NGÀNH OANH VÀ HAI BẬC NGÀNH THIẾU:
          II.1/  * Đề tài: LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
          Tuỳ đối tượng Đoàn sinh, Huynh trưởng có thể phân phối chương trình phù hợp dưới đây là những gợi ý  mang tính định hướng..
          * Bậc MỞ MẮT: Đoàn sinh chỉ cần nhớ tên Thái tử, tên cha, mẹ, dì, vợ, con
          Ngày Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo, Nhập diệt  (giải thích từ ngữ)
          Lời tiên tri của đạo sĩ A Tư  Đà, thời niên thiếu; lý do thái tử xuất gia;    Phật hiệu.
          *Bậc CÁNH MỀM:
          …Cần nói thêm các giai cấp Ấn Độ cổ , lòng ưu tư của Thái tử về cuộc đời qua những lần thăm viếng các cửa thành. Việc tu khổ hạnh cùng 5 anh em ông Kiều Trần Như, việc từ bỏ tu khổ hạnh; ai dâng sữa?… các địa danh cần nhớ dòng sông A Nô Ma, Ni Liên Thuyền, cây Tất Bát La tức là cây Bồ đề (Bodhi), vườn Lộc Uyển. Nêu sự kiện 3 ngôi báu được hình thành. Địa danh Phật nhập diệt (rừng Sala song thọ)
          *Bậc CHÂN CỨNG:
         – Nhắc lại thân thế của Thái Tử:  vai trò của di mẫu Kiều Đàm Di (đứng đầu giáo đoàn nữ khi Phật cho phép nữ giới xuất gia)
          – Phân biệt hoa vô ưu (asoka) và hoa ưu đàm (Umdambara)
          – Giải thích tại sao  đạo sỹ Atư Đà vừa lạy Thái Tử vừa khóc?  Thái tử suy nghĩ gì khi gặp vị Sa môn thanh cao, bình tỉnh ?
          – Vì sao thái tử từ bỏ tu khổ hạnh?
          – Ba ngôi báu được hình thành như thế nào?
          (Phật: đức Phật Thích Ca; pháp: giáo lý tứ diệu đế, Tăng: 5 anh em ông Kiều Trần Như:Ác Bệ,  Thập Lịch Ca Diếp. Ma Ha Nam Câu Ly. , Bạc Đề
          – Ai là người dâng cháo cho Đức Phật trước khi ngài nhập Niết bàn (Thuần Đà)   
          – Đức Phật trụ thế bao nhiêu năm?   (80 năm)
          – ANan là ai? (1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật;  đa văn đệ nhất)
Cần nhớ kỹ:  năm sinh của thái tử   624 trước TL
                      Thành đạo năm 30 tuổi (30 =19+5+6: bắc truyền)
                                                35 tuổi (35 = 29+6   : nam truyền)
          *Bậc TUNG BAY:
         Tuỳ đối tượng  người hướng dẫn có thể lược lại các giai đoạn: Đản sanh, Xuất gia,  Thành đạo, Hoằng pháp độ sanh, Nhập diệt.
         – Biết 10 đại đệ tử của Phật:  Ca Diếp, ANan, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, Uu Ba Ly, A Na Luật, La Hầu La, Tu  Bồ  Đề (công hạnh  có nêu ở bậc Sơ  thiện)
         – Nêu ý nghĩa các địa danh:  vườn  Lâm tỳ Ni,   vườn Lộc uyển., Bồ  đề  đạo tràng, Sa la song thọ  ( 4 nơi nầy   là nơi du lịch của khách thập phương gọi là TỨ ĐỘNG TÂM)
          – Đệ tử sau cùng của Đức Phật là ai?  (Tu Bạt Đà La)
          – Lời dạy sau cùng của ĐỨC PHẬT:  “ Nầy các ngươi phải tự mình thắp đuốc lên mà đi,hãy lấy Pháp của ta làm đuốc,hãy lấy giới luật làm thầy..”
          – Cuộc đời của Đức Phật gắn liền với các loài cây ? giải thích?
         ( Đản sinh: vô ưu, Thành đạo: bồ đề.  Nhập diệt : sa la )
          * Bậc HƯỚNG THIỆN:
          + Ôn lại phần thân thế: các sự kiện Đản sanh,Xuất gia, Thành đạo, Hoằng pháp độ sanh
          + Sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca trong xã hội bị phân hoá giai cấp là bước ngoặt của lịch sử loài người.
          (Lý giải: 4 giai cấp Bà La Môn, Sát đế lợi, Phệ xá, Thủ đà la  đã cắm sâu  vào nhận thức của người dân Ấn Độ  mà  Đức Phật lại tuyên bố “tất cả những giọt nước mắt đều có vị mặn, các dòng máu đều đỏ” là một cuộc cách mạng giai cấp vô tiền khoáng hậu.
          Bằng thân giáo, khẩu giáo, ý giáo  ĐỨC PHẬT là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
          Phật tuyên bố “ Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” là tuyên ngôn để mọi người phấn đấu tu học ,rèn luyện bản thân; trước khi nhập diệt Phật đã dạy “ Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi….”
          Cách nhớ:
          Phật lịch (năm Phật nhập niết bàn)
          PL= năm dương+624 (năm sinh)-80 (trụ thế)
          Ví dụ: năm 2012 có PL=2012+624-80=  2556.
          Phật đản sinh cách nay bao nhiêu năm (2012+624= 2636 năm)
          * Bậc SƠ THIỆN:
          + Giải thích rõ hơn về 2 loại hoa nở trong ngày  đản sanh của THÁI TỬ
                   * Hoa vô ưu (asoka) là loại hoa phổ biến tại Ấn Độ có trong vườn Lâm Tỳ Ni
          * Hoa ưu đàm (umdambara) là loại hoa thần thoại chỉ trổ một lần khi có thánh nhân xuất hiện; theo kinh Bổn Sự loài hoa nầy nở rộ vào thời điểm đức THÍCH CA giáng trần.
          + 7 bước của hài nhi trên hoa sen:
          Có thể giải thích  vị Phật thứ 7 giáng trần (đức Phật hiện kiếp)
          1. Tỳ Bà Thi – 2. Phật Thi Khí – 3. Phật tỳ xá Phù – 4. Phật Câu Lưu Tôn -5. Phật Câu Na Hàm Mâu Ni – 6. Phật Ca Diếp – 7. Phật Thích Ca Mâu Ni.
          + “Duy ngã độc tôn”
          Viết đầy đủ là        “Thiên thượng thiên hạ
                                                Duy ngã độc tôn
                                      Vô lượng sanh tử
                                                Ư kim tận hỷ
                   (Từ vô lượng kiếp đến nay,nhiều khi sanh lên cỏi trời,lắm lần đoạ vào các địa ngục, tất cả đều do tham sân chấp ngã, kiếp nầy ta không còn tái sanh nữa)
  Có thể giải thích ngắn, gọn cho đoàn sinh  : Chữ NGÃ ở đây được hiểu là CHƠN NGÃ trong cụm từ THƯỜNG,LẠC, NGÃ, TỊNH
           ( tránh giải thích  trên trời, dưới trời chỉ có ta là số 1  gây hiểu lầm….)
          + Trong đêm thành đạo Đức Phật hướng tâm đến Tam minh (túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh)
          Luu ý : thần thông bao gồm lục thông: 1 thiên nhãn thông, 2 thiên nhĩ thông, 3túc mạng thông,  4 thần túc thông, 5 tha tâm thông, 6 lậu tận thông
          2,4,5  ngoại đạo cũng chứng được
          1,3,6 chỉ có đạo Phật mới có nhờ Thiền chỉ và thiền quán
          + Trong thập đại đệ tử của Phật  có ngài Phú Lâu Na (thuyết pháp đệ Nhất), có thể nêu vắn tắt câu chuyện Phật hỏi Phú Lâu Na  về xứ DuNa…., Ngài Uu Ba Li (giai cấp nô lệ)  Trì giới đệ nhất, ngài Mục kiền Liên: Thần thông đệ nhất. Vì sao bị người ngoại đạo sát hại (trả lời ngắn gọn vì nghiệp, sẽ giải thích ở bài thập thiện nghiệp)
          Cuộc đời của ĐỨC PHẬT là tấm gương sáng chói về lòng thương vô bờ bến đối với chúng sanh  được đúc kết trong  khổ thơ sau:
 
          “Nhứt bát thiên gia phạn         ( một bát cơm ngàn nhà
          Cô thân vạn lý du                     một thân đi vạn dặm
          Kỳ vị sanh tử sự                                 vì vấn đề sanh tử
          Giáo hoá độ xuân thu”                      giáo hoá độ ngày qua)
 
          II.2/ *Đề tài:  MỤC ĐÍCH, CHÂM NGÔN, ĐIỀU LUẬT GĐPT:
 
          * Về MỤC ĐÍCH: Cần nhớ kỹ mục đích của GĐPT tu chính năm 2001: “Đào luyện thanh thiếu đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính ,góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội”
          (Tin Phật vì xã hôi ta đa tôn giáo, mặt khác nếu không tin Phật mà vào GĐPT thì có thể người đó có động cơ không trong sáng….)
          * Châm ngôn  BI    TRÍ    DŨNG
          + BẬC MỞ MẮT, CÁNH MỀM:
          Có thể giải thích tóm tắt:
          BI là từ bi- đem vui, cứu khổ, cho thí dụ đơn giản
          TRÍ là trí tuệ: phân biệt đúng sai, lành dữ, thiện ác (mang tính tương đối)
           DŨNG là dũng mãnh  nói lên sức mạnh của tinh thần và ý chí.
          (Ví dụ  bản thân không sợ bóng đêm  đi mua thuốc chữa bệnh cho người thân,bạn bè.)
          + BẬC CHÂN CỨNG,TUNG BAY:
          Cần giải thích cho các em mối quan hệ tương hổ giũa BI –TRÍ-  DŨNG  bộ 3 rất liên quan nhau thì việc thực hiện châm ngôn mới hiệu quả
          Ví dụ :
          –  Đem cá cảnh đang nuôi trong nhà  đi phóng sinh ra sông rạch là BI mà có TRÍ chưa? (cá chết vì không sống được trong môi trường tự nhiên)
          – Đem cá phóng sinh tại khúc sông mà người ta đã chuẩn bị lưới để bắt, BI, TRÍ đã vẹn toàn chưa? Nếu ta biết lựa thời gian thích hợp vào ban đêm không sợ ma (DŨNG) rồi phóng sanh thì sao? (hội đũ: BI- TRÍ- DŨNG)
          + BẬC HƯỚNG THIỆN ,SƠ THIỆN:
            Nêu  việc tự thiêu của BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC bao gồm  BI TRÍ DŨNG
          (BI  : Ngài thương chúng sanh vô bờ bến
          TRÍ : Ngài tìm phương thức tự thiêu: từ trong đoàn biểu tinh tách ra
          DŨNG : Tự tẫm xăng và  bật  lữa, ngài ngồi kiết già  đi vào đại định…)
          * ĐIỀU LUẬT:
          + NGÀNH OANH :
          Điều thứ 2: Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em
          Cần lưu ý các em CHA MẸ ở đây bao gồm ông, bà, cha ,mẹ và các bậc đã sinh thành ra các vị ấy
          + NGÀNH THIẾU:
          – BẬC HƯỚNG THIỆN: Chỉ cần các em hiểu ý nghĩa và nêu ví dụ dễ hiểu.
                                                          Phân tích ý nghĩa sơ lược như tài liệu
 
          – BẬC SƠ THIỆN:
          Trong điều luật thứ 4:“ Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.”
          Rèn luyện theo lộ trình  “ bát chánh đạo”
          Chánh ngữ,chánh nghiệp,chánh mạng  (GIỚI)
          Chánh tinh tấn,chánh niệm ,chánh định (ĐỊNH)
          Chánh  kiến,chánh tư duy     (TUỆ)
          CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO (từ bỏ dục lạc, xa lìa khổ hạnh) lộ trinh ĐỨC PHẬT đã chọn và chỉ cho chúng ta tu học.
 
          III. XUYÊN SUỐT 4 BẬC NGÀNH OANH VÀ BẬC HƯƠNG THIỆN
           III . 1/  ĂN CHAY
           * Bậc MỞ MẮT, CÁNH MỀM:
          Chỉ giải thích đơn giản lý do ăn chay, thế nào là ăn chay? Lợi ích của việc ăn chay,  khuyến khích các em ăn chay ít nhất  2 ngày: rằm và mùng 1 âm lịch
          (lưu ý các em ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi, thực hành: không hại sinh vật)
 
                   * Bậc CHÂN CỨNG,TUNG BAY
          Yêu cầu các em ăn chay nghiêm túc (ít nhất 2 ngày/tháng)
          Dạy cho các em  cách ăn chay kỳ, ăn chay trường. Không được phê phán những người chưa ăn chay. Khi đã nguyện ăn chay thì phải thực hiện đúng như lời hứa.
          * Bậc HƯỚNG THIỆN
          Ngoài việc hướng dẫn như tài liệu,cần cho các em biết thêm:
          Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Nam tông) ví dụ:  Sư Sãi miền tây Nam Bộ, Cam puchia, Thái Lan    ……không ăn chay theo nghĩa thông thường. Các vị ấy mỗi ngày ăn một bữa trước 12giờ (giờ ngọ)   các món ăn: TAM TỊNH NHỤC   (bao gồm thực động vật và ngũ cốc) do tín đồ dâng cúng.
          (Tam tịnh nhục: thịt của con vật  mà bản thân không xúi giết, không nghe giết,không thấy giết)
          Ngưòi Phật tử phải biết ăn chay để huân tập tính thiện của mỗi ngưòi
         III . 2/  CHÀO KÍNH
          4 bậc ngành oanh và bậc hướng thiện của ngành thiếu đều có bài chào kính.Đ ề nghị quý anh chị  hướng dẫn các em : cách bắt ấn (tài liệu hướng thiện) và áp dụng  thường xuyên trong  G Đ PT   để huân tập ý thức tôn trọng tổ chức.
          III . 3/   Ý NGHĨA  HUY HIỆU HOA SEN
          * Bậc MỞ MẮT,CÁNH MỀM
          Gíới thiệu hoa sen  tại các ao hồ, được nhà nướcVN chọn làm QUỐC HOA
          Đặc điểm : gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
          (Trong đầm gì đẹp bằng sen; lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng; nhuỵ vàng bông trắng lá xanh; gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn)
          Giới thiệu  hoa sen  G Đ P T: ý nghĩa phối và cách phối trí màu, ý nghĩa 5 cánh;  chưa yêu cầu các em nhớ chi tiết; cần nhớ kỹ: hoa sen nằm trên hình tròn, nền màu xanh lục, hoa  sen trắng  và đường viền trắng, phần trên có 5 cánh ( tượng trưng 5 hạnh) phần dưới có 3 cánh ( tượng trưng Phật ,Pháp, Tăng)…        CHÚ Ý: nơi đeo huy hiệu hoa sen
          * Bậc CHÂN CỨNG, TUNG BAY:
          Yêu cầu các em hiểu ý nghĩa đầy đũ
          Cách nhớ: dùng bàn tay trái đặt trước ngực: các ngón tay là các hạnh, cổ tay và trái phải là 3 ngôi báu.
          * Bậc HƯỚNG THIỆN:
          Ngoài việc phải hiểu ý nghĩa và cách đeo huy hiệu hoa sen, các em phải biết vẽ hoa sen, anh chị trưởng cho các em thi vẽ cá nhân hoặc đội chúng.
 
          IV. XUYÊN SUỐT  4 BẬC NGÀNH THIẾU
          * Đề tài  “10 ĐIỀU THIỆN”  (THẬP THIỆN NGHIỆP)
 
          * BẬC HƯỚNG THIỆN:
          Hiểu sơ lược về 10 điều thiện  và ngược lại là 10 điều ác
          Phân biệt: nói dối, nói 2 lưỡi, nói thêu dệt, nói lời hung ác- nêu ví dụ đơn giản.
          * BẬC SƠ THIỆN:
          Thập thiện nghiệp: 10  nghiệp lành
          + Phân biệt giữa nghiệp và số mệnh
          – Số mệnh, số phận, định mệnh,thiên mệnh  (của Nho giáo): không thể thay đổi, phũ nhận hoàn toàn nổ lực cá nhân  (quan điểm tiêu cực)
          + Nghiệp (karma) của Phật Giáo được khám phá bởi tuệ giác của Đức Phật: không chấp nhận số mệnh.Phật Giáo chủ trương  thuyết  nhân quả,nghiệp báo.Con người hiện hữu và tồn tại với các đặc tinh khác nhau là kết quả của nghiệp  được tạo tác bởi chính họ trong quá khứ, nghiệp có tính chất duyên sinh,bất định tính và vô ngã nên nghiệp có thể chuyễn hoá  được. (quan điểm tích cực)
          Biến tiết học thành tiết thảo luận về “thập thiện nghiệp” nêu lên sự tác hại về điều ác thuộc thân, khẩu, ý. Nêu giá trị của 10 nghiệp lành (trong đó gieo nhân tốt cải thiện cuộc sống hiện tại khi vãng sanh có thuận duyên lên cõi trời  bậc cao nhất trong 6 đường (lục đạo)
 
* BẬC TRUNG THIỆN,BẬC CHÁNH THIỆN:
          Thuyết trình về đề tài  “ thập thiện nghiệp) mỗi đội chúng nhận trước một đề tài. Ví dụ đề 1: hãy nêu 3 nghiệp về thân (thiện .ác, vô ký)
          Đề tài 2.: hãy phân tích sự tác hại của nói lưỡi 2 chiều   ……..
          Anh chị Đoàn trưởng có thể mời các anh chị trưởng khác dự,đánh giá
          Có thể tổ chức hùng biện…
          Những đề tài xuyên suốt  mang ý nghĩa giáo dục lớn lao đòi hỏi tâm huyết  và việc tìm tòi học hỏi của  tất cả anh chị em nhà Lam chúng ta.
 
          V. CÁC ĐỀ TÀI XUYÊN SUỐT KHÁC
          1. XUYÊN SUỐT  BẬC TUNG BAY,HƯỚNG THIỆN,SƠ THIỆN
             Đề tài   LỤC HOÀ        (sổ tay huynh trưởng  Hướng, Sơ)
         8 ĐỀ TÀI XUYÊN SUỐT 2 BẬC HƯỜNG ,SƠ (sổ tay huynh trưởng)
      2.2 BẬC TRUNG, CHÁNH THIỆN: Tứ nhiếp Pháp (sổ tay huynh trưởng)
 
          E. THAY LỜI KẾT
          Một trong 3 nội dung chính của kỳ hội nghị huynh trưởng toàn quốc lần thứ 11 tại Huế từ ngày 01 đến 04 tháng 8 năm 2011 là tiếp tuc đổi mới phương thức sinh hoạt trong G Đ P T. Việc đổi mới phương thức soạn , giảng : Tinh giản nội dung, Đoàn sinh và Huynh trưởng đều có tài liệu, thay đổi vị trí học tập, sinh hoạt liên kết các gia đình…, bám sát các đề tài xuyên suốt sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của GĐPT trong điều kiện hiện nay.

Tác giả bài viết: Tâm Giới PHAN NGỌC THẢO

Nguồn tin: GĐPT Quảng Ngãi

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.