GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Bậc Chánh Thiện)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(TỔ CHỨC – VAI TRÒ – SỨ MẠNG – THÀNH TỰU – TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN) 

 
MỞ ĐẦU
Để đánh giá vai trò và sứ mạng lịch sử của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) hiện nay một cách khách quan thì chúng ta phải điểm qua các mốc thời gian quan trọng của tình hình Phật giáo nước nhà trước năm 1981.
A. CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM:

I. Cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam trước năm 1975:
1. Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1951:
+ Thành phần hội nghị gồm 6 tập đoàn Phật giáo:
– Tăng già Bắc Việt
– Tăng già Trung Việt
– Tăng già Nam Việt
Và 3 tập đoàn cư sĩ:
– Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt
– Hội Phật học Nam Việt
– Hội Việt Nam Phật học Trung Việt
+ Thời gian: Các ngày 5, 6, 7, 8, 9 tháng 5 năm 1951
+ Địa điểm: Chùa Từ Đàm – Huế
+ Danh xưng: Hội Phật giáo Việt Nam
+ Hội chủ: Hòa thượng Thích Tịnh Khiết
Sau đó có bổ sung Đạo ca bài Phật Giáo Việt Nam do Huynh trưởng Lê Cao Phan sáng tác và Đạo kỳ: cờ Phật giáo quốc tế do Hòa thượng Tố Liên dự Hội nghị Phật giáo Liên Hữu Thế giới tại Tích Lan về phổ biến. Huynh trưởng Võ Đình Cường được cử giữ chức Ủy viên Thanh niên của Hội Phật giáo Việt Nam.
2. Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1960 tại miền Bắc:
– Thành phần: Tăng Ni Phật tử Miền Bắc
– Thời gian: 1960
– Địa điểm: Chùa Quán Sứ – Hà Nội
– Danh xưng: Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam
– Hội trưởng: Hòa thượng Thích Trí Độ
3. Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1964 tại miền Nam: (Sau đợt Pháp nạn năm 1963)
– Thành phần gồm 11 tập đoàn, giáo phái: 06 tập đoàn ở phần 1 và Giáo hội Tăng già Nguyên thủy, Giáo hội Thiền định Đạo tràng, Giáo hội Cư sĩ Khờ Me, Giáo hội Phật giáo nguyên thủy, Giáo phái Theravada.
– Thời gian: Đầu năm 1964.
– Địa điểm: Chùa Xá Lợi – Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh)
– Danh xưng: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Tăng Thống: Hòa thượng Thích Tịnh Khiết.
Năm 1967, với Sắc Luật 23/67, chính quyền đương thời phá hoại  sự thống nhất của Phật giáo. Lưỡng viện (Viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống) phải từ Việt Nam Quốc Tự dời về chùa Ấn Quang, Phật giáo Miền Nam phải chịu đợt Pháp nạn mới, Tăng Ni tự thiêu phản đối khắp nơi. Tại Quảng Ngãi, Đại đức Thích Hạnh Đức đã vị pháp thiêu thân ngày 31/10/1967 để phản đối sắc luật phi nghĩa này (Danh tăng Việt Nam quyển 2).

ĐÁNH GIÁ CHUNG
* Ưu điểm:
– Cả 3 kỳ đại hội trong những điều kiện địa lý khác nhau nhưng đều thỏa lòng mong đợi: Phật giáo thống nhất của Tăng Tín đồ Phật giáo.
– Cơ sở vật chất: chùa chiền, trường học phát triển (hệ thống Trường Trung học Bồ Đề).
– Việc tu học của Tăng, Ni, Phật tử đi vào nền nếp, giáo quyền được củng cố.
* Tồn tại: Cả 3 kỳ đại hội đều chưa trọn vẹn:
– Năm 1951, bị thực dân Pháp kìm kẹp trong vùng bị chiếm, những Phật tử trong vùng giải phóng không có điều kiện lo cho đời sống tâm linh.
– Năm 1960, chỉ thống nhất Phật giáo Miền Bắc.
– Năm 1964, chỉ thống nhất Phật giáo Miền Nam bị chính quyền đương thời phá hoại bằng Sắc Luật 23/67.
Tóm lại: Trước 1975, Phật giáo Việt Nam chưa thống nhất thật sự.

II. Cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam sau năm 1975:
1. Điều kiện lịch sử – cơ hội vàng
Đất nước thống nhất, hai miền Nam –Bắc liên thông, Tăng Ni Phật tử có dịp thăm viếng nhau, thấy được điểm ưu và nhược của từng miền. Do vậy, việc thống nhất Phật giáo Việt Nam phù hợp với tâm tư tình cảm của đại bộ phận Tăng Tín đồ Phật giáo hai miền Nam – Bắc.
2. Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam:
* Chín hệ phái, giáo phái tham gia:
1) Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam
2) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
3) Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam
4) Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước Thành Phố Hồ Chí Minh
5) Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam
6) Hội Sư Sãi Yêu Nước Miền Tây Nam Bộ
7) Giáo Phái Khất Sĩ Việt Nam
8) Giáo Hội Phật Giáo Thiên Thai Quán Tông
9) Hội Phật Học Nam Việt.
* Thời gian họp: Ngày 12-13 tháng 02 năm 1980
* Thành phần: Ban Vận động:
– Chứng minh:
Hòa thượng Thích Đức Nhuận
Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Hòa thượng Thích Thanh Duyệt
Hòa thượng Thích Pháp Tràng
Hòa thượng Thích Hoằng Thông
– Ban Thường trực:
Hòa thượng Thích Trí Thủ          – Trưởng ban
Hòa thượng Thích Thế Long       – Phó Trưởng ban
Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Phó Trưởng ban
Hòa thượng Thích Trí Tịnh         – Phó Trưởng ban
Hòa thượng Thích Bửu Ý           – Phó Trưởng ban
Hòa thượng Thích Mật Hiển       – Phó Trưởng ban
Hòa thượng Thích Giới Nghiêm – Phó Trưởng ban
Hòa thượng Thích Thiện Hào – Ủy viên Thường trực
– Ban Thư ký:
Hòa thượng Thích Minh Châu    – Chánh Thư ký
Thượng tọa  Thích Từ Hạnh       – Phó Thư ký
Thượng tọa Thích Thanh Tứ       – Phó Thư ký
– Các Ủy viên:
Hòa thượng Thích Giác Tánh, Hòa thượng Trí Nghiêm,
Hòa thượng Đạt Hảo, Hòa thượng Châu Mum,
Thượng tọa Thanh Trí, Thượng tọa Chánh Trực,
Thượng tọa Giác Toàn, Ni sư Huỳnh Liên,
Cư sĩ Nguyễn Văn Chế, Cư sĩ Võ Đình Cường,
Cư sĩ Tống Hồ Cầm, Cư sĩ Nguyễn Hữu Thiện.
– Các Tiểu Ban Vận động:
1) Tiểu ban nhân sự: Hòa thượng Thích Trí Thủ – Trưởng ban.
2) Tiểu ban tổ chức: Hòa thượng Thích Thế Long – Trưởng ban.
3) Tiểu ban nội dung: Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Trưởng ban.
4) Tiểu ban thông tin báo chí: Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Trưởng ban.
– Ban Vận động Thống Nhất Phật giáo Việt Nam làm việc gần 2 năm, từ tháng 02/1980 đến tháng 11/1981 mới kết thúc nhiệm vụ.
Ban vận động tổ chức 3 lễ ra mắt:
Lần I: Ngày 09/4/1980 tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) với 200 đại biểu
Lần II: Ngày 15/5/1980 tại chùa Xá Lợi (TPHCM) với 600 đại biểu
Lần III: Ngày 24/5/1980 tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) với 400 đại biểu
Dự thảo Hiến chương trải qua 6 giai đoạn do Hòa thượng Thích Trí Tịnh phụ trách trước khi đệ trình Đại biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam vào ngày 04/11/1981.
Văn kiện trình đại hội:
1) Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
(11 chương, 46 điều)
2) Chương trình hoạt động
3) Giới thiệu suy tôn Hội đồng Chứng minh
4) Giới thiệu suy cử Hội đồng Trị sự.

NHẬN XÉT
Những người Phật tử chân chính, ai cũng cầu mong Phật giáo Việt Nam thống nhất trọn vẹn. Để có được dự thảo Hiến chương, Ban Vận động đã làm việc liên tục 2 năm, trải qua 6 giai đoạn. 3 lần ra mắt, thu thập ý kiến khắp ba miền và cuối cùng ngày 04/11/1981, Đại hội Thống Nhất Phật giáo Việt Nam được khai mạc tại chùa Quán Sứ – Hà Nội và danh xưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được chính thức công nhận và từ đây Phật giáo Việt Nam mới thực sự được thống nhất, đánh dấu bước phát triển mới trong một đất nước hòa bình.

B. GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI I, II, III, IV, V, VI, VII.
I. Những vấn đề cơ bản của các nhiệm kỳ:
1. Nhiệm kỳ I (1981 – 1987)
– Thời gian Đại hội: từ ngày 04-07/11/1981
– Địa điểm Đại hội: Chùa Quán Sứ (Hà Nội)
– Đại biểu dự Đại hội: 165 bao gồm 09 tổ chức Giáo hội.
– Đại hội thông qua Hiến Chương thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 46 điều.
Nguyên tắc thống nhất của GHPGVN ngày nay là: “Thống nhất lãnh đạo và tổ chức, thống nhất ý chí và hành động. Đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng Chánh pháp”. (trích Lời nói đầu)
Nhân sự gồm hai Hội đồng:
– Hội đồng Chứng minh (suy tôn): 50 thành viên là Hòa thượng Trưởng Lão tiêu biểu.
Pháp chủ: Hòa thượng Thích Đức Nhuận
– Hội đồng Trị sự: (Suy cử): 50 thành viên. (Ban Thường trực: 24 thành viên)
Chủ tịch Hội đồng Trị sự:
Hòa thượng Thích Trí Thủ (1981 – 1984)
Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1984 – 1987)
– Ban, ngành: Ban Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn nam nữ Phật tử, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hóa (06 ban, ngành).
Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, cơ sở I thành lập tại chùa Quán Sứ (Hà Nội).
2. Nhiệm kỳ II (1987 – 1992):
– Thời gian Đại hội: Ngày 28, 29/10/1987.
– Địa điểm Đại hội: Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội)
– Đại biểu dự Đại hội: chính thức: 200 (gồm 29 đoàn Ban Trị sự tỉnh, thành), khách mời: 50, dự thính: 50.
– Nội dung mới: Hiến Chương tu chỉnh điều 14: Thành viên hoạt động Trị sự từ 50 lên 60, Điều 18: 6 ban lên 8 ban (2 ban mới là Ban Kinh tế nhà chùa và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam).
Trường Cao cấp Phật học cơ sở II tại TP.HCM đào tạo tiếp khóa II với hơn 100 Tăng Ni sinh theo học.
3. Nhiệm kỳ III (1992 – 1997):
– Thời gian Đại hội: Ngày 03, 04/11/1992
– Địa điểm Đại hội: Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội)
– Đại biểu dự Đại hội: Chính thức: 250 (gồm 39 đoàn Ban Trị sự tỉnh, thành và 01 đoàn Phật giáo hải ngoại), khách mời: 50, dự thính + ban ngành: 150.
Pháp chủ: Hòa thượng Thích Tâm Tịch.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Trí Tịnh
– Nét mới về chương trình hoạt động:
+ Tổ chức: Thành lập 10 đơn vị Phật giáo tỉnh, thành. Các ban ngành hoạt động tốt hơn.
+ Tăng sự: Mở các điểm an cư tập trung, mở các Đại giới đàn, tổ chức các khóa bồi dưỡng trụ trì.
+ Giáo dục Tăng Ni: Hơn 10 trường Cơ bản Phật học được thành lập tại các tỉnh, thành.
+ Từ thiện xã hội: Dấn thân hơn, tích cực hơn.
+ Viện Nghiên cứu Phật học: Thành lập Hội đồng phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
+ Trường Cao cấp Phật học cơ sở III được thành lập tại Huế.
– Ban ngành trực thuộc HĐTS từ 8 lên 10 ban (Ban Kinh tế nhà chùa tách thành Ban Tài chánh và Ban Từ thiện Xã hội, thêm Ban Phật giáo Quốc tế).
Điều đáng chú ý:
+ Công nhận khích lệ sinh hoạt Gia đình Phật tử tại các đơn vị (thông bạch 455, 547, 570).
+ Tuy không chính thức đưa vào Hiến Chương nhưng ghi nhận sử dụng Đạo kỳ, Đạo ca là một thực tế.
+ Các Tăng Ni sinh ưu tú được nhận học bổng du học các nước.
4. Nhiệm kỳ IV (1997 – 2002)
– Thời gian Đại hội: Ngày 21, 22, 23/11/1997
– Địa điểm Đại hội: Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội)
– Đại biểu dự Đại hội: Chính thức: 300, khách mời: 50, dự thính + ban ngành: 160.
Pháp chủ: Hòa thượng Thích Tâm Tịch.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
* Những nét mới:
– Tổ chức: Toàn quốc có 46 Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, Thành.
– Thống kê Tăng sự: 28.787 vị (Bắc Tông: 19.221, Nam Tông: 7.687 vị, Khất sĩ: 1.879 vị).
– Chùa: 14.048 ngôi (Bắc Tông: 10.383, Nam Tông: 469, Khất sĩ: 516).
– 3 trường Cao cấp Phật học đổi danh hiệu thành: Học viện Phật giáo Việt Nam.
– Trường Cơ bản Phật học đổi thành: Trường Trung Cấp Phật Học.
– Thêm các trường Cao đẳng ở TP.HCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.Cần Thơ.
– Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương có 2 phân ban: Phân Ban Cư sĩ và Phân Ban Gia đình Phật tử (GĐPT).
Phân ban GĐPT đã tổ chức: Hội nghị cấp Dũng, cấp Tấn năm 2001 tu chính nội quy 1973 được Hội Đồng Trị Sự phê duyệt ngày 29/01/2002; Tổ chức Trại Vạn Hạnh II cho 300 Huynh trưởng cả nước tại chùa Từ Đàm (Huế), do Huynh trưởng cấp Dũng Nguyên Hùng Võ Đình Cường làm Trại trưởng.
– Hội đồng Chứng minh: Từ 40 lên 67 vị.
– Hội đồng Trị sự: Từ 70 lên 94 vị.Thường trực Hội Đồng Trị Sự: từ 29 lên 34 vị.
5. Nhiệm kỳ V (2002 – 2007)
– Thời gian Đại hội: Ngày 28,29/12/2002.
– Địa điểm Đại hội: Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội)
– Đại biểu dự Đại hội: Chính thức: 527 (gồm 46 đoàn Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, Thành và 04 Ban Đại diện Phật giáo tỉnh), khách mời + dự thính: 247.
Pháp chủ: Hòa thượng Thích Tâm Tịch.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Trí  Tịnh.
* Những nét mới:
–  Việc tổ chức an cư kiết hạ tại các tỉnh đi vào nề nếp, các khóa bồi dưỡng trụ trì được các tỉnh quan tâm.
– Trường Trung cấp Phật học: 30 trường; Cao đẳng Phật học: 8 lớp (TP.HCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.Cần Thơ, tỉnh Lâm Đồng, Thủ đô Hà Nội, TP.Huế, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bạc Liêu).
– Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh được Nhà nước cấp 22 ha để Giáo hội mở Trường Đại học Quảng Đức (mô hình dân lập) đào tạo chương trình sau đại học có quy mô quốc tế (đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ).
– Phân Ban GĐPT tổ chức Hội nghị Huynh trưởng toàn quốc, tu chỉnh chương trình tu học – huấn luyện tại Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) vào tháng 8/2006, Hội Đồng Trị Sự phê duyệt tháng 10/2007; Tổ chức Trại Họp Bạn ngành Thiếu toàn quốc, quy tụ hơn 3.500 Huynh trưởng và Đoàn sinh tại Chùa Linh Ứng (Bãi Bụt, Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Trại Họp Bạn 2007 này được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục năm 2009.
– Về quan hệ quốc tế: GHPGVN là tổ chức thành viên của tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình nên luôn có mối quan hệ tốt với Phật giáo các nước. Văn phòng 1 và Văn phòng 2 đón tiếp hơn 20 đoàn Phật giáo quốc tế.
6. Nhiệm kỳ 6 (2007 – 2012):
– Thời gian Đại hội: Ngày 11 đến 14/12/2007.
– Địa điểm Đại hội: Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội)
– Đại biểu dự  Đại hội: Chính thức: 800 (gồm 54 đoàn Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, Thành), khách mời + dự thính: 400, nhiều đoàn Đại biểu Phật giáo nước ngoài.
Pháp chủ: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
* Những nét mới:
– Về hiến chương: 12 chương, 2 điều mới.
Chương I: thêm 2 điều nói về Đạo kỳ và Đạo ca.
Chương III, VII, VIII: Hệ thống tổ chức Giáo hội nâng thêm 1 cấp hành chánh quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành.
– Phật sự nổi bật:
Năm 2008, Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 5 (lễ VESAK). Đại lễ chính thức tổ chức tại Hà Nội, được quần chúng và Phật tử đánh giá thành công rực rỡ, ngoài ra các tỉnh, thành trong cả nước mừng Ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ hoành tráng hơn những năm trước.
7. Nhiệm kỳ 7 (2012 – 2017):
– Thời gian Đại hội: Ngày 21 đến 24/11/2012
– Địa điểm Đại hội: Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội)
– Đại biểu tham dự Đại hội: Trên 1000 vị
– Pháp chủ: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
– Chủ tịch Hội đồng Trị sự:
Hòa thượng Thích Trí Tịnh(**).
* Những nét mới:
– Hiến chương gồm 13 chương 71 điều.
– Chương VII, điều 38: Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do Đại biểu Đại hội suy cử Ban Trị sự để điều hành Phật sự.
– Thành viên Hội đồng Trị sự không quá 80 tuổi.

II. Đánh giá kết quả qua các kỳ Đại hội:
1. Ưu điểm:
– Đại hội thống nhất PGVN tháng 11 năm 1981 là sự kiện vô cùng quan trọng, thỏa lòng mong ước của đại đa số Tăng Tín đồ Phật giáo cả nước.
– GHPGVN trưởng thành và phát triển qua từng kỳ đại hội (dẫn chứng: về tổ chức, năm 2007 có 54 Ban Trị sự; Về hệ thống giáo dục, năm 2007 có 03 Học viện Phật giáo, 01 Viện Nghiên cứu Phật học, 8 lớp Cao đẳng Phật học, 30 trường Trung cấp Phật học).
– Gia Đình Phật Tử từng bước được công nhận, được củng cố, nội quy được tu chính, sinh hoạt đi vào chiều sâu, tổ chức nhiều trại huấn luyện, họp bạn có quy mô toàn quốc, Website GĐPTVN có tác dụng bước đầu.
– Công tác từ thiện đều khắp.
– Quan hệ quốc tế được mở rộng.
2. Tồn tại:
Phát triển chưa cân đối giữa chất và lượng: Chưa thấy rõ thành tựu thật và ảo.
– Một bộ phận không nhỏ quần chúng Phật tử còn mập mờ giữa mê tín và chánh tín.

D. KẾT LUẬN
Trước năm 1975, Phật giáo Việt Nam đã có 3 lần Đại hội thống nhất nhưng không trọn vẹn vì không đại diện cho Tăng Tín đồ cả nước.
 Sau năm 1975, đất nước thống nhất, chư tôn giáo phẩm các hệ phái đã ngồi lại bàn bạc với không ít thời gian để rồi tháng 11/1981 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời, trong danh xưng không có từ thống nhất.
Từ đây, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam bao gồm các tỉnh, thành trong cả nước và 9 giáo phái Phật giáo đồng hành cùng Dân tộc, tuân thủ luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Giáo hội phát triển bền vững. Cho đến nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam có đủ uy tín về đối nội cũng như đối ngoại.
Tuy nhiên, chúng ta không khỏi lo lắng vì không ít tín đồ Phật tử chưa hạ thủ công phu, mập mờ giữa mê và chánh.
 
 (**) Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch ngày 28/3/2014 (28.2.Giáp Ngọ). Ngài giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1984 đến 2014. Ngài là nhà dịch thuật Phật giáo hàng đầu tại Việt Nam.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.