DỰNG LỀU CHO ĐÀN (CÁCH THỨC DỰNG LỀU TRẠI, XÂY TỔ ĐÀN)
DỰNG LỀU CHO ĐÀN
(CÁCH THỨC DỰNG LỀU TRẠI, XÂY TỔ ĐÀN)
I. Mục tiêu
Sau bài học, Đoàn sinh có thể thực hiện
– Lều 2 mái
– Xây tổ đàn đơn giản
II. Chuẩn bị đồ dùng
– Các nguyên vật liệu để dựng trại chữ A: tăng, cọc dài, cọc ngắn, dây, búa
– Một số hình minh họa của Tổ đàn
III/ Nội dung bài học
- LỀU 2 MÁI
1.1 Chuẩn bị:
a. Tấm lều: thường làm bằng ni-lông, vải hoặc chất liệu khác. Hình dáng lều bao giờ cũng phải là vuông, hình chữ nhật. Công dụng: để che nắng, gió, mưa… nên tấm lều được làm mái che cho bền.aa
b. Tấm trải: dùng để trải dưới đất ngồi, để vật dụng khi đi trại
c. Gậy lều: có thể sử dụng sắt hoặc gỗ hay tầm vông từ 1,6 – 1,8 m.
d. Cọc lều:thường bằng sắt, gỗ, đinh…Đóng đất cứng thì dùng cọc sắt dài 20 – 30 cm. Đất cát,mềm… nên dùng cọc gỗ 30 – 40 cm,nền xi măng thì dùng đinh từ 10 -15 cm.
e. Dây lều: dây ni-lông, dây mủ, dây dù,.. Số lượng dây cần 6 dây: 2 dây chính mỗi dây 3m – 4m, còn lại 4 dây phụ mỗi dây dài 1m5.
f. Búa, Rựa: là vật dụng phụ nhưng rất cần thiết. Công dụng dùng để đóng cọc xuống đất, dùng để chặt cây làm cọc gỗ, các vật dụng cho thủ công trại, dọn đất phát quang
g. Cuốc, xẻng: dọn mặt bằng trại, đào rãnh thoát nước hố xí, hố rác, dọn cỡ khu vực trại… nên sử dụng loại cuốc đa dụng.
1.2 Trình tự tháo và dựng lều:
i. Dọn đất:
– Nếu đất trại không như ý muốn thì ta phải dọn vệ sinh, phát quang cây cỏ, nhặt sỏi, giật bỏ cành cây mọc gần lều…trước khi dựng lều.
– Nếu đất trại do ta tự chọn thì nên chọn đất trại đạt các điều sau:
+ Đất phải bằng phẳng, cao ráo. Không kiến, không sỏi, không mảnh vụn…
+ Không quá gần các cây cao có cành cây mục, phải thoáng gió (nếu hè), kín gió (đông). Gần nguồn nước (suối, sông) tiện nấu ăn, sinh hoạt.
+ Gần hoặc có thể nhìn thấy được lều BTC, các lều bạn, sân sinh hoạt, nơi tập trung… Nơi có chỗ bố trí hố rác, hố xí, nhà bếp thuận lợi.
ii. Chọn hướng lều:
Thông thường lều bạt có 2 cửa (tức là nơi hướng gậy và dây chính). Hướng lều cần ưu tiên cho các điều sau đây:
+ Hướng lều của BTC qui định
+ Quay về hướng cột cờ trại
+ Quay về lều của BTC
+ Quay về sân sinh hoạt, lều trại.Ngoài ra ta chọn hướng lều tránh gió (mùa mưa, mùa lạnh) hoặc đón gió (mùa hè, mùa nóng). Có thể chọn hướng Đông Bắc – Tây Nam.
iii/ Quy trình dựng lều:
a. Trải lều: trãi phẳng, chú ý hướng lều , lưu ý tấm lều trãi, lều mặt.
b. Đặt gậy: gậy đặt thẳng ở hai đầu lều chiều dài của gậy cũng là khoảng cách của cọc chính lều và chân gậy.
c. Đóng cọc: 2 cọc chính đóng ở chân gậy chính, các cọc phụ đóng thành từng cặp cho cân xứng thông qua tấm lều. Khoảng cách từ mép lều đến các cọc phụ xa gần tùy theo muốn mép lều cao hay thấp. Cọc cần đóng xiên chiều ngược lại với lều để khi cột dây lên thì dây phải vuông góc với các cọc. (nên nhớ chỉ đóng tạm tức đóng khoảng 2/3 cọc).
d. Cột dây: thông thường là các loại nút: thòng lọng, thuyền chài, chạy, bồ câu… Đầu gậy chính cột nút thuyền chài, mép lều cột nút thòng lọng hay thợ dệt ,ở cọc cột nút chạy hay bồ câu.
e. Dựng lều: đưa gậy sao cho đầu gậy nằm ở đỉnh lều, chân gậy nằm ở vị trí khi đặt gậy để cho 2 cọc chính và 2 chân gậy nằm trên một đường thẳng.Dựng đứng gậy cho 2 chân gậy vuông góc với mặt đất, điều chỉnh các nút dây ở các cọc phụ ,khi lều thẳng cần phải đóng cọc sâu xuống đất tránh di chuyển va vấp. Dây thì cột chặt lại có khóa an toàn (khóa sống).
IV/ Đào rãnh, vệ sinh, trang trí lều:
a. Đào rãnh: nếu đi trại vào mùa mưa cần đào rãnh thoát nước xung quanh lều, hồ chức nước, be bờ lều, đắp nền lều… Rãnh lều nên đào nơi nước mưa theo mái lều chảy xuống, các rãnh phải thông nhau và được dẫn đến hồ chứa, đất đào lên dùng để đắp bờ bên trong lều.
b. Vệ sinh: vệ sinh trong và ngoài lều, như nhặt rác, phát quang cây cỏ ở chung quanh ra khoảng 3 m, các cành cây ở trên đỉnh lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét…
c. Trang trí: rất cần thiết trong thi đua thủ công trại. Cần phải làm vòng rào, hàng rào, cổng trại, tên trại, bếp trại… vừa đẹp, hay vừa tránh được người lạ vào lều của mình.
v. Hạ lều, xuống lều:
a. Hạ lều: nên làm theo các bước:+ Hạ gậy (để đễ mở dây cọc và dây lều)+ Mở dây (gôm lại một chỗ tránh thất lạc)+ Nhổ cọc (mở dây nào thì phải nhổ cọc đó tránh bị bỏ quên mất cọc)
b. Xuống lều:
– Nên có 2 người nắm đỉnh lều (nơi đầu gậy) giơ cao lên, rũ cho sạch rác, bụi…
– Dùng tay còn lại nắm khoảng cách lều theo chiều đứng để nhập đôi lều lại lần nữa và cứ thế cho đến khi vừa ý.
– Cuốn lều lại bằng cách nhập đôi 2 góc đang cầm vào giữa, tiếp tục cho đến khi xong (các mép lều phải được gói vào trong để di chuyển không bị bung ra vừa xấu, vừa không an toàn).
1.3 Các tình huống cần xử lý:
Nếu lều bị chùng do lều quá cũ, do mưa ướt khắc phục bằng: làm thêm gậy phụ, tăng lực ở các dây chính và các dây phụ. Khi dựng lều cột dây phải cột nút sống để dễ tháo dây, nếu còn dư phải thắc gọn lại cho đẹp, không vướng.các đồ dùng trong lều phải bố trí theo qui định. Thí dụ: đồ dùng cá nhân phải để xung quanh lều để có khoảng trống cho sinh hoạt, hội họp, nghỉ, ngủ,… giày dép phải để bên ngoài tránh bụi, mùi hôi cho lều…Một số điều cần tránh:
+ Không nấu và ăn trong lều (đề phòng kiến, gián và côn trùng vào ban đêm).
+ Không phơi quần áo, khăn… trên các dây lều… sẽ làm cho lều nhanh bị chùng và rất mất thẩm mỹ
2. XÂY TỔ ĐÀN:
Tổ đàn là nơi ngủ nghỉ của loài chim. Em là Oanh vũ sống theo hình thức đàn nên việc xây tổ, sống gần gũi với thiên nhiên là điều nên làm.
Tổ có thể thực hiện trên chạng ba, chạng tư cây thấp.Cũng có thể hình thành dưới lùm cây, kéo các cành là quay quanh tổ, đan chéo hoặc buộc vào nhau.
Có thể xây tổ hình chóp nhọn, chóp tròn, bầu dục…
Chuẩn bị:
- Dây cỡ lớn, nhỏ (dây mây, tre…)
- Cành cây, tre chẻ thanh dài, ngắn tùy tổ muốn lớn hay nhỏ.
- Lá dừa, lá cọ, rơm hoặc các loại lá có ở địa phương
- 1 tấm trải, cỏ (nếu có)
2. Thực hiện:
- Kết cành cây hoặc tre thành sườn tổ theo kiểu đã chọn và chuẩn bị vật liệu
- Lợp lá, phủ rơm lên cho kín (nhớ chừa trống miệng tổ – tức cửa ra vào). Khi lợp nhớ buộc dây cho lá, rơm khỏi rơi.
- Lót tấm tăng bên dưới rồi trải cỏ lên (tránh côn trùng)
- Tham khảo một số mẫu tổ đàn
Kiểu 1 (Tổ một mái) Kiểu 2
Kiểu 3 – Hình vòm tròn
Kiểu 4 – Hình chóp nón
Kiểu 5 – Hình chữ A
Kiểu 6 – Hình Kim tự tháp Kiểu 7 – Hình vòm tròn
IV/ Thực hành
– Tổ chức thi cắm trại nhanh lều chữ A giữa các nhóm đoàn sinh
– Hướng dẫn các em xây tổ đàn trong các dịp Trại Chu niên, Vu lan, trại Hiếu…