CỨU THƯƠNG (Bậc Hướng Thiện) BĂNG TAY CHÂN

BĂNG TAY CHÂN

 I. Khái quát về băng bó vết thương

1. Mục đích: Băng thường dùng trong cấp cứu và ngoại khoa nhằm mục đích:

– Cầm máu: Băng ép trong vết thương phần mềm có chảy máu.
– Bảo vệ, che chở vết thương tránh cọ xát va chạm.
– Chống nhiễm khuẩn thứ phát, thấm hút dịch, máu mủ
– Phối hợp với nẹp để cố định xương gãy tạm thời

2. Nguyên tắc:

– Sát khuẩn vết thương sạch sẽ
– Vô khuẩn triệt để vật liệu, tay cấp cứu viên, dụng cụ
– Thấm hút dịch trong 24 giờ, che kín vết thương ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Cuộn băng lăn sát cơ thể từ trái sang phải không để rơi băng.
– Băng từ dưới lên trên để hở các đầu chi cho tiện theo dõi
– Băng vừa chặt, vòng sau đè lên 1/2 – 2/3 vòng trước.
– Băng nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm đau đớn tổn thương thêm các tổ chức
– Nút buộc băng tránh đè lên vết thương, đầu xương, mặt trong chân tay, chỗ bị tì đè, chỗ dễ cọ xát.
– Tháo băng cũ, 2 tay 2 kìm chuyển nhau hoặc có thể dùng kéo cắt dọc băng để tháo bỏ nhanh.

3. Các loại băng:

– Băng cá nhân
– Băng cuộn: chiều dài 4 – 5m, rộng 6 – 8cm.
– Băng tam giác: Là loại băng làm bằng vải mềm hình tam giác có đính thêm dải ở 3 góc, băng có kích thước đa dạng, dể sử dụng, thường có kích thước như sau: đáy tam giác 1m, chiều cao 0,5m, dải ở 3 góc.
Ưu điểm: Băng nhanh chóng, băng được nhiều dạng vết thương.
Nhược điểm: Băng cầm máu kém vì không có nhiều lớp vải ép vết thương như băng cuộn.

4. Một số kiểu băng cơ bản bằng băng cuộn và băng cá nhân:
Khi sử dụng băng cá nhân và băng cuộn có các kiểu băng như: Băng vòng trong, băng vòng xoắn, băng số 8, băng vòng xoắn có nếp gấp, băng kiểu đặc biệt.

a. Băng vòng xoắn

Băng vòng xoắn là đưa cuộn băng đi nhiều vòng từ dưới lên trên theo hình xoắn chiếc lò xo hoặc như hình con rắn quấn quanh thân cây.
Cách băng
Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt gạc phủ kín miệng vết thương) tay trái quay đầu cuộn băng, tay phải giữ cuộn băng ngửa lên trên. Đặt 2-3 đầu tiên quấn đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, cuộn nhiều cuộn băng từ dưới lên trên, vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 vòng băng trước cho đến khi vết thương được phủ kín. Đầu cuối của băng được cố định cho thật chặt bằng cách dùng kim hoặc xẻ đôi đầu cuộn băng đó buộc chặt vừa phải ở phía đầu vết thương.
Ưu điểm: nhanh, đơn giản, dễ làm.
Nhược điểm: Không sử dụng rộng rải trên các bộ phận cơ thể, đăc biệt là bộ phận đầu, vai, bẹn…
Chú ý: Kiểu băng này thường được áp dụng ở đoạn chi trên, chi dưới, vùng ngực bụng. Các vòng băng phải quấn đều nhau và siết tương đối chặt.

b. Băng số 8

Băng số 8 là kiểu băng đưa cuận băng vòng theo hình số 8. Kiểu này phức tạp hơn nhưng rất phù hợp với những vết thương ở vùng vai, cẳng tay gót chân, đùi, cẳng chân…tùy theo vị trí băng mà đưa cuận băng theo hình số 8 to nhỏ khác nhau.
Cách băng
Băng kiểu số 8, băng 2-3 vòng đầu đè lên nhau để cố định đoạn đầu băng sau đó băng nhiều vòng quanh chi theo hình số 8, đường băng bắt chéo nhau mặt trước đoạn chi, băng liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòng số 8, vòng băng sau đè lên vòng băng trước 2/3 chiều ngang của băng. Băng kín vết thương rồi buộc cố định đầu còn lại của cuận băng, kiểu băng này có thể áp dụng tốt ở tất cả các đoạn chi.

II. Băng tay, chân:

1. Băng chân
a. Băng bàn chân

Băng vòng tròn đầu tiên ở sát đầu ngón chân. Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, vòng sau cổ chân
và bắt chéo ở mu chân. Buộc hoặc cài kim băng ở đầu cuối cuộn băng.
 
b. Băng đầu gối

– Bắt đầu bằng 2 vòng tròn ngay đầu gối
– Tiếp tục 1 vòng tròn chồng lên vòng tròn đầu 1/2-2/3 ở trên
– Tiếp theo 1 vòng tròn chồng lên 1/2 vòng đầu ở dưới
– Băng kiểu số 8 (dẻ quạt) cho đến khi xong
 

c. Băng cẳng chân

Băng 2 vòng đầu phía trên cổ chân cố định lên nhau để cố định đầu băng,
sau đó đưa cuộn băng đi theo hình số 8, mặt băng cắt chéo nhau mặt trước cẳng chân,
băng liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòng số 8, số 8 sau đè lên số 8 trước.
Dùng kim băng hoặc buộc cố định đầu cuối của cuộn băng.
 

 2. Băng tay

a. Băng bàn tay
– Băng kín bàn tay: đặt tay vào giữa khăn tam giác, ngón tay hướng lên góc đỉnh, gấp góc đỉnh lên sau bàn tay góc trái và góc phải bắt chéo ở mu bàn tay, rồi xuống đến cổ tay lại vòng lại lên mu bàn tay và buộc nút, gấp góc đỉnh lên che lấy chỗ buộc nút.
– Băng lòng bàn tay: gấp khăn tam gác, góc thành dải, từ lòng bàn tay, vòng đến mu bàn tay bắt chéo rồi kếo về phía cổ tay rồi buộc nút ở phía mu tay.
b. Băng bàn tay nắm
Trường hợp bàn tay chảy máu, cho người bệnh nắm một cuộn băng gạc, rồi gấp khăn tam giác thành dải băng quanh nắm tay, rồi buộc nắm tay.
c. Băng khuỷu tay
Gấp phía dưới góc khăn tam giác (rộng độ 5cm) góc đỉnh quay lên trên vai, góc trai và phải vòng qua cánh tay dưới bắt chéo phía trên khuỷu tay, rồi vòng lên cánh tay trên và buộc nút, gấp góc đỉnh xuống.

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.