HIỂU DẤU HIỆU GIẢI TÁN

HIỂU DẤU HIỆU GIẢI TÁN

I. Chuẩn bị:
– Địa điểm tập họp.
– Các vật dụng liên quan: còi, cờ, tù và…
II. Nội dung
1. Ý nghĩa giải tán:
– Sau khi kết thúc 1 cuộc lễ (lễ khai mạc, lễ gia đình) hay sinh hoạt tập thể, để kết thúc người điều khiển sẽ dùng hiệu lệnh giải tán.
2. Giới thiệu các hiệu lệnh:
* A. Khẩu Lệnh: Dùng tiếng hô bằng miệng để ra lệnh.
* B. Thủ Lệnh: Dùng tay để ra hiệu
* C. Âm Lệnh: Dùng còi, tù và, chiêng trống để ra lệnh.
* D. Cờ Lệnh: Dùng cờ để ra lệnh.
3. Giới thiệu một số hình thức giải tán bằng hiệu lệnh:
Trong Gia đình Phật tử hiện nay vẫn chưa có quy định chung về hiệu lệnh giải tán, Nên người điều khiển phải giải thích trước khi thực hiện.
Ví dụ:
a, Khẩu lệnh:
– Người điều khiển hô:: “Tan hàng”
– Tập thể trả lời: “Cố gắng”.
Hoặc:
– Người điều khiển hô: “Giải tán”
– Tập thể trả lời: “Khỏe”
b, Thủ lệnh:
– Người điểu khiển: đưa hay tay chéo trước đầu, ngang trán, bàn tay nắm lại -> chú ý
– Sau đó, buông mạnh hai tay xuống -> giải tán
c, Âm lệnh:
– Người điều khiển: dùng còi hoặc tù và … thổi 1 tiếng tè dài để giải tán.
d, Cờ lệnh:
– Người điều khiển dùng cờ để giải tán.
III Thực hành:
– Cho các em tập họp và thực hành theo các hiệu lệnh trên.
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.