CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI ĐÀI PHÁT THANH HUẾ NĂM 1963

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI ĐÀI PHÁT THANH HUẾ NĂM 1963

 

  • MỤC ĐÍCH: Giúp các em hiểu được lý do và sự hy sinh của các Thánh Tử Đạo trong Pháp nạn 1963.
  • NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Lúc 5 giờ chiều ngày 7/5/1963 (tức ngày 14/4 năm Quý Mão), trong dịp lễ kỷ niệm Lễ Phật Đản PL 2507, Ngô Đình Diệm (Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) ban lệnh cấm treo cờ Phật giáo quốc tế khiến cho công luận hoang mang sửng sốt và tạo làn sóng bất mãn trong mọi giới Phật giáo.
Sáng sớm hôm sau, hàng vạn đồng bào Phật tử rước Phật từ Chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm dự lễ Phật đản chính thức đã trương biểu ngữ: “Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ”.
Trong buổi lễ, đại diện lãnh đạo Tổng hội đã công khai long trọng tuyên bố rằng nguyện vọng của Phật tử là rất chính đáng và có tính cách xây dựng. Nhưng 21 giờ 30 tối hôm ấy 15/4 Quí Mão (8/5/1963) trong lúc hàng vạn Phật tử đang tụ tập trước đài Phát thanh Huế (phía trên đầu nam Cầu Trường Tiền) nóng lòng chờ đợi nghe buổi phát thanh thường lệ của Phật giáo thì chính quyền Huế cho quân đội cảnh sát với xe tăng, lựu đạn đến giải tán. Cuộc đàn áp đẫm máu đã xảy ra làm 8 đoàn sinh Gia đình Phật tử bị xe tăng cán chết thê thảm tại chỗ và nhiều người khác bị thương.
Danh sách 08 đoàn sinh GĐPT Việt Nam tử vì Đạo tại Đài phát thanh Huế, ngày 8/ 5/1963 (15/4/ năm Quý Mão)
          1. Nguyễn Thị Ngọc Lan – 12 tuổi              Pháp Danh:Tâm Chánh..
          2. Huyền Tôn Nữ Tuyết Hòa – 12 tuổi        Pháp Danh: Tâm Tôn.
          3. Dương Viết Đạt – 15 tuổi.                       Pháp Danh: Tâm Thành
          4. Đặng Văn Công – 13 tuổi.                       Pháp Danh: Tâm Đồng
          5. Nguyễn Thị Phúc – 15 tuổi.                    Pháp Danh: Tâm Thọ
          6. Lê Thị Kim Anh – 14 tuổi.                       Pháp Danh: Tâm Hiền
          7. Trần Thị Phước Trị – 12 tuổi                  Pháp Danh: Tâm Thuận
          8, Nguyễn Thị Yến – 20 tuổi.                      Pháp Danh: Tâm Thanh
* Chính cái chết của 08 đoàn sinh GĐPT VN đã gây công phẫn cho công luận, châm ngòi cho cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo trong sự kiện pháp nạn 1963.
 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.