Dấu ấn các kỳ Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Diễn ra từ ngày 4 đến 7-11-1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái (Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam, Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt).
Hội nghị đã thông qua đường hướng hành đạo là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, thông qua Hiến chương GHPGVN gồm Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều.
Hội nghị lịch sử này được xem là Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 1, nhiệm kỳ 1981-1987 của GHPGVN.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 1987-1992
Diễn ra các ngày 28, 29-10-1987 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; thành phần: 200 đại biểu.
Nhiệm kỳ 2, Giáo hội có 8 ban, ngành, viện thuộc Hội đồng Trị sự; ngoài 6 ban, ngành cũ thêm 2 đơn vị mới là Ban Kinh tế tự túc nhà chùa – Từ thiện xã hội và Viện Nghiên cứu Phật học VN (trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh). Số lượng thành viên mỗi ban, ngành từ 9 vị tăng lên 15 vị. Về tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 29 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1992-1997
Diễn ra trong các ngày 3, 4-11-1992 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Thành phần: 250 đại biểu. Tại Đại hội đã suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Trường Cao cấp Phật học cơ sở 3 (sau được đổi tên là Học viện Phật giáo VN tại Huế) được thành lập, Giáo hội tiến hành đổi tên hệ thống Trường Cao cấp Phật học thành Học viện Phật giáo VN (3 trường tại Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh); hệ thống Trường Cơ bản Phật học thành Trường Trung cấp Phật học. Thành lập Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh VN thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997-2002
Chính thức diễn ra vào các ngày 22, 23-11-1997, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội với 300 đại biểu.
Toàn cảnh Đại hội kỳ IV
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2002-2007
Chính thức diễn ra vào các ngày 4 và 5-12-2002, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội với thành phần hơn 500 đại biểu.
Nhiệm kỳ 5 của Giáo hội, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Đây là cơ sở chuyên đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tông tại TP.Cần Thơ. Hệ thống trường trung cấp tăng lên con số 30, 8 lớp Cao đẳng tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Bạc Liêu. Về hệ thống tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 52 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012
Diễn ra từ ngày 11 đến 14-12-2007, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; với thành phần tham dự hơn 800 đại biểu.
Toàn cảnh Đại hội kỳ VI
Lần đầu tiên, Đạo kỳ và Đạo ca được đưa vào Hiến chương GHPGVN; thêm quy định về Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện; tăng số lượng thành viên Hội đồng Chứng minh (98 thành viên) và ủy viên Hội đồng Trị sự (147 ủy viên chính thức, 48 ủy viên dự khuyết)… Nhiệm kỳ 6 GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động.
Hệ thống hành chánh Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả.
Giáo hội đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên ngành, chuyên đề trong đó nổi bật là hội thảo khoa học và Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN; hội thảo và Đại lễ kỷ niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn; Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội…