SỬ DỤNG CHUÔNG MÕ (Bậc Sơ Thiện)

SỬ DỤNG CHUÔNG MÕ

 I. Định nghĩa
Chuông mõ thuộc pháp khí, nhạc cụ của Phật giáo mang tính thiêng liêng nên chúng ta phải giữ gìn và bảo quản cẩn thận.
* Chuông: Ở đây được gọi là chuông gia trì vì đi đôi với mõ, thường dùng trong các khóa lễ báo hiệu cho đại chúng biết một bài kệ sắp kết thúc, một bài kinh vừa trọn ý hoặc chuyển câu niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát.
* : thường chạm hình con cá đó là loài ít ngủ hoặc ngủ không nhắm mắt, luôn cảnh giác. Ý muốn nói người tu hành ngủ ít, luôn tỉnh thức lo viêc hành trì đúng chánh pháp. 

II. Cách sử dụng
1. Duy Na: Người sử dụng chuông gọi là Duy Na (người trông nom việc chính).
Để có tiếng chuông thánh thoát, ngân nga, Duy Na cầm dùi chuông  nghiêng khoảng 450 mà đánh vào cạnh vành chuông (vuốt dùi theo thành); nên chọn chỗ có âm thanh tốt nhất, khi đánh không được quá mạnh tay và cũng không nhẹ quá. Chú ý không được đánh ngang dùi chuông vì dễ bể chuông mà tiếng phát ra lại không tốt.
2. Duyệt Chúng: Người sử dụng mõ gia trì gọi là Duyệt Chúng( làm vui lòng đại chúng) giúp chủ lễ điều hòa nhịp độ tụng niệm.Đánh mõ phải đúng nhịp xướng của chủ lễ không thúc quá cũng không rời rạc quá khiến đại chúng lúng túng và mất trang nghiêm buổi lễ, phải ăn nhịp với Duy na
3. Cách vô chuông mõ: hết sức đa dạng vì nghi lễ ba miền khác nhau. Sau đây là cách vô chuông mõ (theo nghi thức của GĐPT).
Sau khi vị chủ lễ đảnh lễ Tam Bảo xong:
+ Chuông đánh 3 tiếng: o o o rồi chập.
+ Mõ khai 7 tiếng:  x x x x    xx    x
(4 tiếng rời, 2 tiếng gấp, 1 tiếng rời).
+ Chuông (o), mõ (x):   o x;  o x;  o x
+ Mõ:  x   xx   x                          (1 rơi, 2 gấp, 1 rơi).
Khai chuông mõ xong chủ lễ bắt đầu xướng.
Duyệt chúng đánh mõ vào các chữ 2,4,6,7,8,9,…
Đánh đều đến hết bài sám, hoặc hết bài kinh.
Ví dụ:  Đệ tử kính lạy Đức Phật Thích Ca, Phật A   
                   x           x            x         x      x    x    x
Di Đà, mười phương chư Phật, vô lượng Phật pháp
 x    x      x          x       x      x      x       x      x       x 
… cho đến khi hết bài sám. Thường Duy Na đánh chuông vào chữ thứ 4 trước khi chuyển để báo hiệu cho đại chúng biết mà tuân theo.

III. Kết luận
Chuông  mõ là 2 pháp khí đặc thù được xem như 2 nhạc cụ đặc biệt để định tâm đại chúng. Cho nên cần phải biết sử dụng nhuần nhuyển, thành thạo để khỏi trở ngại lúng túng cho đại chúng.
Sử dụng chuông mõ đúng, đại chúng hòa theo rập ràng sẽ làm cho buổi lễ trang nghiêm, thanh tịnh lắng đọng vào tâm hồn. Và thời gian thực tập chánh niệm sau đó đạt hiệu quả cao.
 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Mõ được chạm hình con cá mang ý nghĩa gì?
2. Nêu cách thức khai chuông mõ.
3. Mời lần lượt 2 Đoàn sinh thực hành sử dụng chuông mõ.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.