CỨU THƯƠNG (Bậc Sơ Thiện) CHỮA BỎNG BẰNG NGOẠI KHOA
CHỮA BỎNG BẰNG NGOẠI KHOA
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống như bỏng nước sôi, bỏng xăng,…
I. Sơ cứu bỏng:
Khi bị bỏng, việc quan trọng nhất là khâu sơ cứu sớm để giảm nhiệt của tác nhân gây bỏng trên da, qua đó làm giảm độ nặng của vết bỏng. Thời gian sơ cứu vết bỏng được ví như thời gian vàng, có ý nghĩa quyết định tới mức độ nặng – nhẹ của bỏng cũng như thời gian điều trị sau này.
Khi bị bỏng, không chỉ được các chuyên gia về bỏng của Việt Nam, mà các chuyên gia trên toàn thế giới đều khuyên, đó là: Ngay lập tức ngâm chỗ bỏng vào nước sạch, hoặc cho vết bỏng dưới dòng chảy của vòi nước liên tục từ 10 – 15 phút (nước máy, nước giếng khoan chứ không phải là nước lạnh, nước đá trong tủ lạnh) để giảm đau, hạ nhiệt độ của tác nhân gây bỏng và chống rối loạn vi tuần toàn tại chỗ để không hình thành nên các nốt phỏng.
Việc ngâm vết bỏng vào nước sẽ giúp người bệnh đỡ rát nơi bỏng, vết bỏng đỡ sâu do nhiệt độ tác nhân gây bỏng nhanh chóng được hạ, làm mát. Sau đó, người bệnh nên dùng băng sạch băng ép nhẹ lại thì sẽ không bao giờ bị nốt phỏng bỏng. Cần lưu ý, những biện pháp sơ cứu trên phải được làm càng nhanh càng tốt sau bỏng
ể bệnh nhân thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm, đặc biệt là giai đoạn sốc.
II. Sai lầm khi sơ cứu chữa bỏng, vết bỏng thêm nặng đặc biệt là đối với trẻ em:
Dù chỉ là vết bỏng nhẹ nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây hoại tử do nhiễm trùng. Nên tránh một số sai lầm thường gặp khi sơ cứu bỏng:
Sai lầm 1: Dùng nước mắm dội vào vết thương, hậu quả là vết bỏng bị hoại tử và nhiễm trùng.
Sai lầm 2: Dùng muối bỏ vào miếng vải rồi đắp lên vết bỏng. Sau một thời gian tự chữa trị, vết bỏng bị thối rữa và nhiễm trùng nặng, phải tiến hành phẫu thuật để cấy da.
Sai lầm 3: Cũng có không ít những trường hợp tự chữa bỏng bằng vôi bột, bùn ao vì cho rằng những thứ này vừa lành, vừa mát.
Sai lầm 4: Một số khác còn đắp tỏi, trứng… và những thứ khác như kem đánh răng, nhựa chuối, mỡ trăn, nõn ổi, mẻ…
Sai lầm 5: Nếu bôi kem đánh răng lên vết bỏng, bệnh nhân không những đỡ mà sẽ bỏng nặng thêm do bị bỏng kiềm (trong thành phần kem đánh răng có chứa kiềm nhẹ).
Sai lầm 6: Khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng là một sai lầm nghiêm trọng.
Vì thế, kiếm các loại cây thuốc, rồi giã nát, hay việc tìm kiếm các loại thuốc bôi tại chỗ đều không phải là cách tốt trong sơ cứu bỏng. Việc sơ cứu như trên chỉ làm bệnh nhân đau đớn hơn, dễ bị sốc và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Cần sơ cứu đúng cách càng nhanh càng tốt, sau đó nên đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
III. Chữa bỏng bằng ngoại khoa:
Nếu trong gia đình chẳng may có người bị bỏng nhẹ, vết thương không sâu, diện tích không lớn lắm, sau khi đã sơ cứu đúng cách như trên, bạn có thể dùng các phương pháp tự chữa bỏng đơn giản.
1. Cây tươi hoặc cây khô
– Lá cây thuốc bỏng để tươi, rửa sạch, giã nát, đắp hoặc ép lấy nước bôi.
– Thân rễ cây ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết bỏng. Dùng riêng hoặc phối hợp với quả dứa xanh, liều lượng bằng nhau.
– Thân rễ cây ráy 15g còn phối hợp với củ nghệ già 15g, cạo sạch vỏ, giã nát nhuyễn, cho vào dầu lạc hoặc dầu vừng 30ml, nấu sôi 30 phút. Lọc bỏ bã, cho sáp ong 20g, đun lại, đánh đều cho tan sáp. Để nguội mà dùng. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với những vết bỏng đã trầy da.
– Lá sung có tật 100g phơi khô, sao vàng, tán bột, rây mịn, trộn với mỡ lợn hoặc mỡ chó 100g, bôi hằng ngày.
2. Nước sắc
– Lá Dung Sạn 100g, rửa sạch, sắc với 400ml nước còn 50ml. Để nguội, tẩm vào băng gạc, đắp ngày một lần. Qua nghiên cứu và ứng dụng để chữa bỏng, nước sắc lá Dung Sạn có tác dụng với trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn, làm lành các vết bỏng nhiễm khuẩn. Dùng lá Dung Sạn thấy vết bỏng khô, không có mùi hôi và chóng lên da non.
3. Cao lỏng
Từ lá Sim, lá Sến, cây Rau má, vỏ cây Xoan Trà, vỏ Bồ hòn (mỗi thứ dùng riêng), ta có thể chế cao theo phương pháp thống nhất như sau: dược liệu lấy về, nếu là vỏ thân thì cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nhôm (không dùng nồi tôn hay sắt). Đổ nước cho ngập dược liệu. Đun sôi trong 1 – 2 giờ. Gạn lấy nước thứ nhất. Thêm nước, đun tiếp để lấy nước thứ hai. Trộn hai nước sắc lại, lọc kỹ rồi cô nhỏ lửa đến khi thành cao lỏng hơi sánh là được. Khi dùng, lấy bông tẩm thuốc bôi lên vết bỏng. Sau 10 – 15 phút, thuốc khô lại sẽ tạo thành màng bền, dai, che kín vết thương, không cần băng, tránh nhiễm khuẩn, không gây loét và lây lan, không gây xót và mùi hôi, làm giảm đau nhanh, không dính chặt vào vết thương, dễ dàng khi thay thuốc. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Nếu bị bỏng nhẹ, chỉ làm vài lần là khỏi.
– Cao lá sim đã điều trị nhiều trường hợp bỏng nước sôi ở độ 1, 2, chỉ trong 6 ngày và trường hợp bỏng xăng độ 2 cũng sau 17 ngày điều trị là lành hẳn.
– Cao vỏ cây xoan trà là loại thuốc dân gian chữa bỏng với kết quả tốt.
– Cao lá sến có tác dụng nhanh đối với những vết bỏng nông và được dùng thay thế băng gạc để bảo vệ vết khâu sau khi mổ.
– Cao rau má còn được pha chế thành biệt dược madecassol dưới dạng thuốc mỡ chứa 1% cao để điều trị các tổn thương bỏng nông, sâu xen kẽ.
4. Dầu
Ở dạng nguyên chất được dùng có:
– Dầu vừng đen (hạt ép sống),
– Dầu trứng (lòng đỏ trứng gà đã luộc chín cho vào một bát hoặc muôi nhôm, đốt nóng sẽ được dầu chảy ra).
– Dầu gấc (ép từ màng hạt) được bào chế thành dạng thuốc mỡ 5 – 10%.
– Dầu mù u (ép từ nhân hạt) lại được pha loãng với tinh dầu tràm thành các chế phẩm như dầu calino, kem balsino và mỡ mecalin để dùng.
5. Dư phẩm động vật
– Mỡ trăn sống trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan ra là được. Hoặc rán lấy nước mỡ như rán mỡ lợn mà dùng.
– Mỡ lợn rừng cũng có tác dụng chữa bỏng rất công hiệu.
– Mai mực đốt thành than, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt, ngày bôi nhiều lần.
– Vảy tê tê 40g, gạo cẩm 40g, rang cháy đen, tán nhỏ, trộn đều, rắc nhiều lần trong ngày.
– Xương động vật nung cho đến khi được một khối có màu trắng, dễ vỡ, rồi tán thành bột mịn hoặc đốt xương thành than rồi tán mịn. Rắc bột xương lên vết bỏng đã được rửa sạch và lau khô, đặt một miếng gạc bông, băng lại. Ngày làm một lần. Nếu mới bị bỏng, có thể trộn đều và đánh nhuyễn bột xương với dầu lạc trung tính (liều lượng bằng nhau) mà đắp.