Vấn đề “Ăn chay, ăn mặn” đối với người Phật tử

A. DẪN NHẬP:

          Kỳ nầy Góc vườn Lam xin nêu  sự việc xưa như trái đất nhưng không kém phần quan trọng đối với những ai  đã thọ tam quy,ngũ giới; người viết bài nầy xin nêu hai trường hợp sau đây:

+ Năm 1997 là đại biểu tham dự đại hội Phật giáo GHPGVN kỳ IV (1997-2002), khi đến giờ ăn tôi ngạc nhiên khi nhìn ban tổ chức đại hội ghi phòng chay, phòng mặn và nhìn thấy có nhiều vị tăng vào phòng mặn… Tôi bắt đầu tìm hiểu…

+ Năm 2009 khi đi du lịch Thái Lan, xứ sở đạo Phật là quốc giáo, tín đồ đạo Phật chiếm 95%, hôm đó là ngày 14 âm lịch, tôi tìm mãi quán cơm chay nhưng chẳng thấy, tôi lại ngạc nhiên, nhưng cô hướng dẫn viên du lịch người Thái cho biết ở đây các sư ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa trước giờ ngọ… Tôi tiếp tục tìm hiểu về việc ăn chay của các hệ phái :Nam Tông, Bắc Tông, Mật Tông v.v…

 

B. LỜI DẠY CỦA ĐỨC BỔN SƯ VỀ ĂN CHAY NHU THẾ NÀO

1. Giai đoạn mới thành lập tăng đoàn.

          Đức Phật và chư tăng đi khất thực, ai cúng dường thức ăn gì các ngài ăn thức ấy không phân biệt chay ,mặn. Tỳ kheo được Phật cho phép ăn 5 thứ thịt gọi là ngũ tịnh nhục:

1.1 Thịt ăn mà không thấy người giết.

1.2 Thịt ăn mà không nghe tiếng của con vật kêu la.

1.3 Thịt ăn mà mình không nghi ngờ người ta giết vì mình và cho mình ăn.

1.4 Thịt của con thú tự chết

1.5 Thịt của con thú khác ăn còn dư

Xin lưu ý trong 227 giới của tỳ kheo (tiểu thừa) , 250 giới của tỳ kheo ( đại thừa) không có giới nào cấm ăn thịt.

 

2. Về sau  vì lòng từ bi và bình đẳng Phật cấm ăn thịt cá   

          Đức Phật trả lời Ngài A Nan: ”vì trình độ của các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém chưa có thể lãnh thọ giáo pháp đại thừa nên ta nói pháp tiểu thừa, phương tiện cho các ông tạm dùng ngũ tịnh nhục…”

 

3. Đức Phật đã dạy cho hàng cư sĩ tại gia:

3.1 Lợi ích của việc ăn chay:

+ăn chay vì lòng từ bi và bình đẳng.

+ăn chay vì muốn tránh quả báo luân hồi.

+ăn chay vì hợp vệ sinh.

3.2 Thể thức ăn chay

a. Ăn chay kỳ:

+ nhị trai: 15,01

+ tứ trai: 15,01, 14,30 (tháng thiếu 29 âm lịch)

+ lục trai: 01,08,14,15,23,30 (29 nếu tháng thiếu)

+ thập trai: 01,08,14,15,18,23,24,28,29 và 30( nếu tháng thiếu 27,28,29)

+ nhất nguyệt trai: ăn 1 tháng chay  vào tháng 01 hay 7.

+ tam nguyệt trai: ăn 3 tháng chay: tháng 01,7,9 hay 10 hoặc ăn liên tiếp trong 3 tháng.

b.Ăn chay trường: ăn chay trọn đời

Tùy căn cơ và sở nguyện của mỗi người mà lựa chọn cách ăn chay phù hợp.

3.3 Những điều nên tránh:

a. không nên kiêu mạn.

b. không nên háo danh (ăn chay cốt để người khen)

c. không nên ép xác

d. không nên giả mặn

e. không được quên ngày chay

f. không nên dùng ngũ vị tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ) trong việc ăn chay

(tham khảo phật học phổ thông của H.T. THIỆN HOA)

 

4. Năm yêu cầu của Đề Bà Đat Đa.

          Khi thấy việc thực hiện lời dạy của Đức Phật chưa triệt để, Đề Bà Đạt Đa yêu cầu PHẬT ban hành 5 điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:

a. Tỳ kheo phải sống trọn đời trong rừng

b. Tỳ kheo phải sống đời du phương hành khất

c. Tỳ kheo phải đắp y pamsakula (y may bằng mãnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa)

d. Tỳ kheo phải sống dưới gốc cây.

e. Tỳ kheo phải ăn chay suốt đời.

          Với tuệ giác vô thượng, Đức Bổn Sư tuyên bố rằng các đệ tử của Ngài được tự lựa chọn về năm điều trên muốn áp dụng hay không cũng được Ngài không bắt buộc theo điều nào nhất định.

 

5. Các điều luật Phật chế cho hàng ngũ thừa (5 cỗ xe)

Nhơn thừa (nhờ hành pháp 5 giới mà sanh lên cỏi người)

Thiên thừa (nhờ hành pháp thập thiện giới mà sanh ên cỏi trời)

Thanh văn thừa( nhờ hành pháp tứ đế-37 phẩm trợ đao mà đạt quả vị  t.v)

Duyên giác thừa (nhờ quán tưởng lý thập nhị nhân duyên mà chứng quả dg

Bồ Tát Thừa: trải qua lộ trình sơ phát tâm đến đỉnh giải thoát an lạc của niết bàn tịch tịnh.Những vị phát tâm thọ Bồ Tát giới giữ 10 giới trọng và 48 giới khinh. Trong giới luật của hàng ngũ thừa không đề cập đến việc ăn chay,ăn mặn. Riêng hàng bồ tát tại gia, trong kinh Phạm võng Bồ Tát giới do Hòa Thượng Trí Tịnh dịch, nxb tôn giáo xuất bản 2008  trang 80 phần ghi chú (56)  có quy định 6 ngày trai trong mỗi tháng; không bắt buộc bồ tát Ấtại gia phải ân chay trường hay thập trai.

 

VẤN ĐỀ ĂN CHAY Ở CÁC NƯỚC THEO ĐẠO PHẬT

 

1. Tại Việt Nam:

+ Ở miền Bắc: vì ảnh hưởng nhiều bởi 2 cuộc kháng chiến nên đa số các tu sĩ miền bắc ăn chay kỳ , ngày nay có nhiều vị phát nguyện  trường trai.

+ Ở miền Trung: các vị tu sĩ bạch nghiệp chân tu, hay bán thế xuất gia, các vị tu sĩ hệ Khất sĩ đều ăn chay trường; các vị tu sĩ Cổ Sơn Môn, Phật giáo cổ truyền (có gia đình riêng) thì ăn chay kỳ, các vị bạch nghiệp thì trường trai.

+Ở miền Nam: các vị tu sĩ Bắc tông thì trường trai, các vị tu sĩ Nam Tông bao gồm tu sĩ Khmer ăn mặn 1 bữa/ngày theo tinh thần ngũ tịnh nhục.

 

2. Các nước khác:

+ Hàn Quốc, Trung Quốc đa số tu sĩ trường trai ( Phật giáo bắc tông).

+ Nhật Bản, Tây Tạng các tu sĩ ăn uống tùy sở nguyện.

+ Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Tích Lan: Phật giáo Nam tông ăn một bữa/ngày trước 12g (ngũ tịnh nhục)…

 

D. THAY LỜI KẾT:

          Chúng ta đã rõ sự lợi ích của việc ăn chay, chúng ta cũng biết rằng tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà hành giả có thể chọn cho mình một phương thức ăn chay thông minh, tuyệt đối không ngã mạn trong việc ăn chay.

           Tuy nhiên nếu quá dễ dãi với chính mình trong việc ăn chay, ăn mặn thì việc giữ GIỚI thiếu nghiêm mật có ảnh hưởng tiêu cực đến lộ trình tu học: Giới-Định-Tuệ. Trong phạm vi bài viết ngắn nầy chúng tôi xin có vài ý kiến với hàng cư sĩ:

+ Cư sĩ đã thọ tam quy, ngũ giới, đoàn sinh, Huynh trưởng (tập sự + cấp Tập): ít nhất ăn chay một tháng 2 ngày: rằm và mùng một (nhị trai).

+ Cư sĩ đã  thọ thập thiện giới, Huynh trưởng cấp Tín, cấp Tấn: ít nhất ăn chay một tháng 4 ngày (tứ trai).

+ Cư sĩ đã thọ Bồ tát giới, Huynh trưởng cấp Dũng: ít nhất ăn chay một tháng 6 ngày (lục trai).

Ai ăn thập trai,hoặc  trường trai theo sở nguyện  thì quá tốt,

 Chúng ta không lấy việc ăn chay  nhiều,ít để đánh giá so sánh đạo hạnh giữa người nầy với người khác.Nhưng đã là môt một phật tử mà không ăn chay ngày nào trong tháng thì không thể đứng vào hàng tứ chúng đồng tu  được.

 

Buổi chiều hè nóng gắt miền trung.

Gmail: thao.phanngoc@gmail.com

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.