ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM THỨ 3 BẬC LỰC IV 2011-2015

Theo thông báo số 085 – GĐPT/TW/BL IV ngày 10/6/2014 về việc Tổ chức thi kết thúc năm thứ ba, khai giảng năm thứ tư thì việc kết khóa năm nay sẽ được tổ chức từ 14g00 ngày 16/8 đến 16g ngày 17/8/2014 (ngày 21,22/7 Giáp Ngọ) tại 2 địa điểm: tại chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Bình Định, số 141 Trần Cao Vân thành phố Quy Nhơn cho các học viên từ Quảng Trị đến Phú Yên và tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm, 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh cho các học viên ở các Phân Ban tỉnh thành còn lại.
Để việc ôn tập của các học viên được tốt, Ban Điều hành gởi đến quý anh chị Đề cương dưới đây để tham khảo.

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM THỨ 3 BẬC LỰC IV 2011-2015

A.    PHẬT PHÁP:
I.      Kinh Bát Nhã

  1. Nội dung kinh Bát Nhã Hán dịch và Việt dịch
  2. Đặc điểm của bản dịch Bát Nhã Tâm kinh hiện nay đang được phổ biến lưu hành tại các nước Viễn Đông Châu Á.
  3. Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Bát Nhã Tâm kinh.
  4. Về nội dung tâm kinh được đánh giá như thế nào và mục đích của kinh là gì?
  5. Phân đoạn của kinh và ý nghĩa của từng phân đoạn.
  6. Khi nói đến 5 uẩn là KHÔNG thì phải được quan sát 5 uẩn qua các phạm trù nào?
  7. Linh ngữ: “ yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha” được tuyên thuyết để kết thúc Bát Nhã tâm kinh được viết bằng tiếng Việt như thế nào.
  8. Năm luận đề của kinh Trái tim.

II.     Kinh Kim Cang (Kim Cương)

  1. Giải thích Đề kinh” Kim Cang Bát Nhã Ba la mật”
  2. Sáu pháp chứng tín trong đoạn thứ nhất của kinh Kim Cang
  3. Mục đích Phật thuyết kinh Kim Cang là gì?
  4. Ý nghĩa phân đoạn thứ 3 của kinh: Đại thừa chánh tôn
  5. Nội dung phân đoạn thứ 4 của kinh: Diệu hạnh vô tín
  6. Phân biệt Niết bàn hữu dư và Niết bàn vô dư
  7. Đại ý chính của phân đoạn thứ 12 của kinh
  8. Trong phân đoạn thứ 26 của kinh Kim cang có bài kệ của Phật. Ghi lại bài kệ ấy và Việt dịch
  9. Đoạn kinh thứ 32 của kinh: (Ứng hóa phi chơn). Phật dạy Tu Bồ Đề bài kệ 20 chữ. Ghi lại bài kệ ấy và Việt dịch.

III.   Nhân minh tổng luận

  1. Khi lập một lý luận cần đủ 3 điều kiện  hay tam chi giác pháp là các điều kiện nào?
  2. Ý nghĩa của Tôn là gì?
  3. Vai trò của Nhân trong Nhân minh Tổng luận
  4. Mục đích của Dụ trong Nhân minh Tổng luận
  5. Phân biệt 2 thứ Dụ: Đồng dụ và Dị dụ
  6. Theo Đề cương Nhân minh Tổng luận của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám “trích Tạp chí Viên Âm năm 1939”. Để có một Nhân đúng đắn cần bao nhiêu tính cách?
  7. Ba điều kiện cần phải đủ khi khi lập cái Nhân cho đúng là gì?

IV.  Phật giáo với Triết học

  1. Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận đểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản là gì? Liệt kê tóm tắt.
  2. Khái quát nhận thức luận phật giáo qua phần bản chất, đối tượng của nhận thức luận
  3. Quy trình, con đường và phương pháp nhận thức qua 2 phương pháp: Tiệm ngộ và Đốn ngộ
  4. Chủ trương hiện thực, chủ trương hoài nghi và Tông phái đại diện
  5. Nhân sinh quan Phật giáo, Tổng quát các vấn đề: Tứ Diệu đế – Những quan điểm về con người, nhân vị trong đạo Phật

B.     KIẾN THỨC & NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC CỦA ĐOÀN SINH CÁC NGÀNH

  1. Kể các đề tài xuyên suốt về Phật pháp trong Chương trình ngành Oanh và ngành Thiếu
  2. Nguyên tắc hướng dẫn các đề tài xuyên suốt cho Đoàn sinh

 

BAN ĐIỀU HÀNH BẬC LỰC IV TRUNG ƯƠNG

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.