Huyền Trang ngày ấy… bây giờ
Mỗi lần tham dự tôi đều rút ra được những bài học trân trọng đáng quí về anh. Như một nhà kiến trúc, có lúc cần đập phá cái cũ, anh không nương tay,nhưng rồi chính anh góp nhặt, chắc lọc đầy tinh tế, kiến thiết lại tất cả và giữ nguyên tinh thần cho tất cả anh chị em, có lần tôi nói đùa cùng anh “ Anh làm giám đốc hãng Keo mới đúng ” Anh đi khắp Miền Trung, anh đi suốt Tây nguyên , xây dựng tình Lam cho Miền đông, có lúc anh đi xe thồ, đi nhờ xe máy cày và rồi cuốc bộ, anh vui cười chia sẽ với chúng tôi. Anh xuống miền Tây cũng cố lại anh em. Hội trại Chánh trí Cần thơ, tạo một sức bật mới cho đồng bằng sông Cửu long. Anh kết dính chúng tôi lại trong tình yêu thương Lam thân ái.
Một nhân cách sống vì đàn em. Vì l{ tưởng màu lam , anh quên mình đã là một cụ già “thất thập cổ lai hy”, có lúc anh trãi qua những cơn phẫu thuật đầy hiểm nguy, nhưng khi anh tỉnh lại, điều đầu tiên tôi được nghe, là anh hỏi chúng tôi sinh hoạt thế nào? có khó khăn gì không ? Tôi nhìn sang hướng khác để giấu đi niềm xúc động dạt dào, dụi mắt thật nhanh cố che đi những giọt lệ đang trào lên khóe mắt. Những tưởng sức khỏe yếu ! anh có thể nghĩ dưỡng, nhưng với tinh thần bất thối chuyển như ngài Huyền trang khi xưa một mình vượt qua sa mạc Gobi, tìm về Tây trúc để thinh về cho đại chúng Tam tạng kinh điển.
Anh lại tiếp tục lên đường và truyền thừa cho đàn em. Hôm nay anh lại đảm nhận vai trò trại trưởng của liên trại, tại ngôi Tổ đình phước hậu, Nơi đã lưu dấu Tổ Khánh Anh, ngài là một trong những vị thiền sư góp phần chấn hưng Phật giáo, vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước.
Do ngẫu nhiên hay cố ý, trại Huyền trang I, khu vực II anh chọn cho chúng tôi dự trại tại những ngôi chùa đều là những di tích lịch sử. Các ngôi cổ tự điều đồng hành cùng dân tộc. – Giai đoạn I, từ ngày 11 đến ngày 12/10/2008 khai mạc trại huấn luyện huynh trưởng Huyền trang tại chùa Hội Khánh thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nơi đây cũng là di tích lịch sử. được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993. Chùa được Thiền sư Đại Ngạn (dòng Lâm Tế) khai sơn năm 1741, đời Lê Hiển Tông, ở trên một ngọn đồi cao. Năm 1868, đời Tự Đức, do chùa bị hư hỏng nặng, Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi. Chùa tọa lạc ở đấy cho đến nay. Hơn 250 năm nay, chùa được tiếp nối qua các đời trụ trì: Đại Ngạn – Từ Tấn, đời 37 dòng Liễu Quán (1741-1812), Minh Huệ – Chân Kính (1812-1839), Toàn Tánh – Chánh Đắc, đời 37 dòng Chúc Thánh (1839-1869), Chương Đắc – Trí Tập (1869-1884), Ấn Long – Thiện Quới (1884-1906), Chơn Thinh – Từ Văn (1906-1931), Ấn Bửu – Thiện Quới (1931-1941), Thị Huê – Thiện Hương (1941-1971), Đồng Bửu – Quảng Viên (1971-1988) và Nhựt Minh – Huệ Thông, đời 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ (từ 1988 đến nay). – Giai đoạn II, Thảo luận và tu học tại chùa Long Thiền. Đồng Nai từ ngày 25, 26/10/2008. Chùa Long Thiền tọa lạc tại ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa (TP.Biên Hòa) Chùa Long Thiền được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo quyết định số 1057 – QĐ của Bộ Văn hóa, Thông tin, Thể Thao và Du Lịch ngày 14 tháng 6 năm 1991.
Trại sinh Huyền Trang I – 2008 chụp hình lưu niệm tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm
Khởi đầu, Long Thiền chỉ là ngôi chùa nhỏ, cột gỗ, vách ván, mái lợp lá dừa nước, nền đất. Trải qua bao thế kỷ thăng trầm chịu sự tác động của thời tiết và chiến tranh. Năm 1748, Tổ Phật Chiếu – dòng Lâm tế thứ 35 nới rộng, trùng tu Chánh điện, làm thêm nhà Tổ. Năm 1842, Tổ Tiên Đức – dòng Lâm tế thứ 37 tu bổ lại Tổ đường, xây thêm Giảng đường và Nhà trù (bếp). Năm 1952 (Nhâm Thìn), Hòa thượng Thích Huệ Thành – dòng Lâm tế thứ 40 trùng tu Chánh điện, mở rộng Giảng đường, xây thêm Tăng đường.
Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chùa Long Thiền đã có sự đóng góp đáng kể. Thời chống Pháp, chùa là trụ sở của Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Biên Hòa. Giai đọan trước năm 1975, nhiều nhà sư và Phật tử đã tham gia đóng góp, tiếp tế cho phong trào cách mạng. – Giai đoạn III : Tu bát quan trai tại tổ đình Vĩnh nghiêm ,Kết khóa tại Thiền viện Quảng Đức TP.HCM. Từ ngày 08, 09/11/2008. Nơi đây cũng ghi nhiều dấu ấn lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Bây giờ trại huấn luyện huynh trưởng Huyền Trang II/TW. 2012 lại được tổ chức tại Tổ đình Phước Hậu. Xã Ngãi Tứ, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long. Nơi đây cũng là di tích lịch sử cấp quốc gia, đều này giúp chúng ta lại có dịp tìm hiểu thêm về di tích Phật Giáo tại đồng bằng sông Cửu Long.