BỐN NHIẾP PHÁP

BỐN NHIẾP PHÁP

 MỤC ĐÍCH: Giúp các em hiểu và nhớ bốn nhiếp pháp

* Bốn nhiếp pháp là gì?
Bốn nhiếp pháp là bốn phương châm người Phật tử áp dụng để cảm hóa mọi người chung quanh cùng với mình đi vào con đường chân chính. Đức Phật dạy, mỗi Phật tử phải có tinh thần lợi hành nghĩa là làm việc gì ích lợi cho bản thân mình thì cũng nghĩ làm sao có ích cho người khác. Dưới đây lần lượt phân tích từng nhiếp pháp.

          1. Bố thí
Bố thí có nghĩa là san sẽ, phân phát những gì mình có cho người chung quanh đang thiếu. Ngoài tiền của, vật dụng việc bố thì, còn lưu tâm đến việc san sẻ sự hiểu biết cho người chung quanh. Bố thí này có ba loại như sau.
Tài thí:Tài có nghĩa là tiền của, tức là giúp đỡ về tiền bạc hoặc các vật chất khác. Tài thí phải xuất phát từ tấm lòng nhiệt tình, không mang tính thi ân. Đừng bỏ qua những cơ hội đáng giúp đỡ vì sự giúp đỡ dù ít nhưng đúng lúc là việc làm thiết thực như người Việt ta thương nhắc nhở: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”+ Ngoại tài: là những của cải vật chất, tiền bạc bên ngoài…
+ Nội tài: là những thứ thuộc bên trong của mình như hiến máu, hiến giác mạc…
– Pháp thí: Phương châm này có nghĩa những gì mình đã học tập giáo lý thì hãy chia sẽ với người chưa biết để giúp cho họ hiểu biết như mình.
– Vô úy thí: Tâm lý con người thường lo âu nhiều chuyện không đâu, tự làm cho mình hoang mang, giao động. Là người Phật tử khi biết người khác thân quen có tình trạng như vậy thì phải an ủi, giải thích để họ không còn hoang man sợ hãi.

          2. Ái ngữ
Ái ngữ nghĩa là dùng lời nói dịu dàng chân tình khi giao tiếp với người khác.Lời nói chân tình có hiệu quả cảm hóa lòng người hoặc xoa dịu nỗi đau của người khác. Như vậy, ứng dụng phương châm ái ngữ cũng là cách giúp ta hoàn thiện tư cách, không nói lời thô tục, hung dữ gây ác cảm và đôi khi làm hỏng việc. Tục ngữ có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. ”

          3. Lợi hành
Đức Phật dạy, một Phật tử làm việc gì ích lợi cho bản thân mình thì cũng nghĩ làm sao có ích cho người khác. Các em đang còn nhỏ, chưa thể làm việc đem lại lợi ích to lớn, nhưng các em cần phải có ý thức cố gắng thực hiện phương châm lợi hành này theo hoàn cảnh và khả năng của mình, thí dụ như quét nhà, lau bàn ghế giúp cha mẹ, xách giùm vật nặng cho bạn. v.v…

          4. Đồng sự
Đồng sự nghĩa là những người khác với mình cùng làm một công việc gì đó như cùng nhau học tập, sinh hoạt.Trong mối quan hệ như vậy các em phải nêu cao tinh thần đồng sự, chân thành.Và hỗ trợ nhau làm tốt công việc.

  • GIẢI NGHĨA TỪ VỰNG
    • Phương châm: Phương hướng và cách thức.
    • Hoàn thiện: làm cho tốt
    • Tính cách: Đặc điểm bản tính.
    • Giúp các em viết đúng chính tả: Tất cả các chữ ngữ đều dấu ngã như tục ngữ, ngôn ngữ. v.v…
  • ĐẶT CÂU HỎI
    • Bố thí là gì?
    • Có mấy loại bố thí?
    • Pháp thí là gì?
    • Vô úy thí là gì?
    • Ái ngữ là gì?
    • Lợi hành là gì?
    • Đồng sự là gì?
    • Em thể hiện tinh thần đồng sự bằng cách nào?
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.