CÂU CHUYỆN NHỎ, Ý NGHĨA LỚN (chuyện 16 17,18) Biên tập Tâm Giới PHAN NGỌC THẢO
Chuyện thứ 16: CON RẮN VÀ CHIẾC CƯA
(Theo email baotrisg-phungduong)
Một đêm nọ, con rắn tìm mồi, nó bò vào một xưởng mộc. Bác thợ mộc để đồ nghề khắp nơi trên sàn nhà trong đó có một chiếc cưa. Chú rắn bò lòng vòng chưa kiếm được thức ăn, nó trườn qua chiếc cưa và bị một vết cắt nhỏ, ngay lập tức, nó nghĩ rằng : “cưa” đã tấn công mình, nó quay lại cắn thật mạnh vào đối thủ khiến cho miệng nó chảy máu . Nó càng tức giận, tấn công tới tấp chiếc cưa cho đến khi chiếc cưa mang đầy máu, nó nghĩ đối thủ (chiếc cưa ) đã chết… Con rắn quyết định tấn công đợt cuối cùng rồi bỏ đi miệng, đầu mang đầy thương tích.
Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy con rắn chết một cách bất thường trước nhà mình.Ông đã tìm hiểu và thuật lại câu chuyện trên.
Ý NGHĨA LỚN
– Con rắn thuộc lớp bò sát ,loài súc sanh vì vô minh che lấp không phân biệt bạn, thù nên chết vì sự mê lầm của mình.
– Con người là sinh vật cao cấp ,xếp thứ hai trong lục đạo (thiên,nhân, atula, địa ngục,ngạ quỷ,súc sanh) nhưng đôi khi ra sức làm tổn thương người khác, chúng ta chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi..
– Khoan dung, tha thứ lỗi lầm của người khác chính là khoan dung,tha thứ cho chính mình
Chuyện thứ 17: CON VOI VÀ SỢI DÂY THỪNG
( Theo tập truyện Thiện Quang)
Một người đàn ông trung niên đi qua chỗ dàn voi đang đứng. Bất chợt ông dừng lại, ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn nầy chỉ bị cầm giữ bởi sợi dây thừng rất nhỏ buộc phía chân trước, không hề có xích sắt, cũng chẳng có chuồng giam. Ông ta suy nghĩ “lũ voi có đủ khả năng để dứt đứt dây, chạy đâu tuỳ thích! Nhưng tại sao chúng không làm thế”. Ông ta đem thắc mắc trên hỏi người quản tượng, người quản tượng vui vẻ có pha chút tự hào trả lời “ từ lúc nhỏ chúng tôi đã dùng loại dây thừng nầy, bây giò dù chúng đã lớn nhưng chúng vẫn tin mình không thể dứt đứt nổi những sợi dây thừng thời ấu thơ ấy” .Thế là chúng chẳng bao giờ có ý nghĩ trốn chạy sự quản lý của chúng tôi. Người đàn ông kinh ngạc rút ra một nhận định: Những chú voi khổng lồ kia dư sức chạy thoát sơi dây ràng buộc nhưng chỉ vì không tin chính mình, nghĩ rằng mình còn nhỏ như ngày nào nên đành theo “số phận”; còn con người thì sao?
Ý NGHĨA LỚN
– Voi là loài thú thuộc lớp có vú, rất hữu ích cho loài người.
– Voi sống theo bầy đàn rất tốt, thú dữ phải kiên dè chúng
– Câu chuyện trên cho ta thấy voi sống theo quán tính ( thói quen) do con người huấn luyện nên quên mất bản năng sinh tồn.
– Con người là sinh vật “tối linh” nên có trăm phương nghìn kế khống chế các sinh vật khác và không ít người tự đánh mất mình để trở thành những chú voi to xác nhưng thiếu tự tin vào chính mình.
– Hãy tự tin vào chính mình để xây dựng một tương lai tuơi đẹp.
Chuyện thứ 18: CÁI “DŨNG” CỦA NGƯỜI XƯA
Truyện Đông Châu Liệt Quốc có nêu 2 nhân vật đặc biệt là LẠN TƯƠNG NHƯ (quan văn) và LIÊM PHA (quan võ) của nước Triệu.
Tần là một nước mạnh, vua Tần muốn cướp viên ngọc quý họ Hoà của nước Triệu.
Một hôm vua Tần mời vua Triệu đến Mã Trì bàn quôc sự. Giữa buổi tiệc vua Tần bắt ép vua Triệu gãy đàn mua vui và sai quan Thái sử chép:” năm… tháng… ngày, vua Tần và vua Triệu họp tại Mã Trì, vua Tần sai vua Triệu gãy đàn mua vui…”
Lúc đó Lạn Tương Như theo hầu vua Triệu, thấy Tần Vương làm nhục vua mình bèn cầm bình rượu bước đến chỗ ngồi của vua Tần ra lệnh cho vua Tần gõ vào bình giúp vui cho bửa tiệc. Với đôi mắt tròn xoe, chân mày dựng nguợc, vua Tần sợ quá ra lệnh cho cận thần lui ra và làm theo Lạn Tương Như, vua đọc cho quan Thái sử ghi:”năm…,tháng….ngày…. vua Triệu cùng vua Tần họp tại Mã Trì vua Triệu sai vua Tần gõ vào bình rượu góp vui…”
Vua Tần uất hận vô cùng nhưng chưa dám xâm lăng nước Triệu vì sợ Liêm Pha dũng mãnh và Lạn Tương Như mưu lược.
Sự việc hạ nhục vua Tần đã làm cho dân chúng nước Triệu vui mừng và đặc biệt vui Triệu không tiếc lời khen và phong tước cho Lạn Tương Như cao hơn Liêm Pha.
Võ tướng Liêm Pha bất bình tuyên bố “ Lạn Tương Như chỉ dùng đầu môi chót lưỡi làm sao bằng công lao đánh đông dẹp bắc của ta.. Ra đường nếu gặp Lạn Tương Như ta sẽ giết”. Sự việc diễn ra nhanh chóng làm cho vua Triệu buồn phiền bao nhiêu thì vua Tần hồ hởi bấy nhiêu.
Lạn Tương Như buồn phiền bỏ chầu mấy hôm liền, khi thấy kiệu của Liêm Pha đi ngược chiều Lạn Tương Như liền cho kiệu mình tránh vào ngõ hẽm, đợi Liêm qua đi qua mới đi tiếp, nghe Lạn Tương Như tránh mình ,Liêm Pha càng đắc chí, gia nhân của Lạn Tương Như cho rằng ông ta sợ chết. Họ Lạn tâm sự “ sợ chết ư, Vua Tần mà ta còn trị thì ta còn sợ ai?, cái điều ta sợ nhất là nếu ta và Liêm pha có mệnh hệ gì thì mất nước vào tay kẻ thù, các ngươi hiểu chưa ?…” Nghe được lời tâm huyết của Lạn Tương Như, dân chúng rất nể phục.
Trước tình hình nguy cấp trên trong lòng vua Triệu rối bời, biết chuyện một hôm một hiền giả là Ngu Khanh đến yết kiến vuaTriệu và nhận sứ mạng thuyết phục Liêm Pha,
Ngu Khanh nhấn mạnh với Liêm Pha sụ nhẫn nhục của Lạn Tương Như là để cứu nước Tề khỏi bị diệt vong, nếu Liêm Pha còn cao ngạo hạ nhục họ Lạn thì nước Tần sẽ hưởng lợi và lịch sử sẻ không tha thứ cho những kẻ thất phu. Liêm Pha ngộ được cái đức của Lạn Tương Như, trong ngày hôm đó ông đã đến phủ của Lạn Tương Như quỳ trước sân để xin Lạn Tương Như tha thứ… Cả nước Triệu :vua chúa, quan lại, dân chúng vui mừng vì sự hoà giải của hai dòng họ có thế lực nhất thời bấy giờ..Nước Tần đành tiếp tục nuốt hận.
Ý NGHĨA LỚN
– Là một quan văn, không biết võ nghệ nhưng vì lòng yêu nước Lạn Tương Như đã dám liều mình dùng mưu mẹo khuất phục vua Tần đó là cái DŨNG của người TRÍ
– Lạn Tương Như nhẫn nhịn, chịu nhục trước võ tướng Liêm Pha là cái DŨNG của một người HIỀN biết vì quôc gia xã tắc quên cái ta riêng tư
– Võ biền, ngạo mạn như Liêm Pha mà biết nghe lời khuyên chân thành của Ngu Khanh là cái DŨNG của một người TRUNG.
– Việc Liêm Pha quỳ tại sân phủ của Lạn Tương Như xin tha lỗi là cái DŨNG của THÁNH NHÂN.
– Học giả Ngu Khanh đã vì sự tồn vong của nước Triệu , không sợ quyền uy của Liêm Pha đã triệt hạ cái cao ngạo của ông ta chính là cái DŨNG của bậc TRƯỢNG PHU
Cái DŨNG của người xưa rất đáng cho mọi người thời nay học tập nhất là anh em NHÀ LAM chúng ta.
Đầu xuân Giap Ngọ – 2014. thao.phanngoc@gmail.com – 0919462898
(Theo email baotrisg-phungduong)
Một đêm nọ, con rắn tìm mồi, nó bò vào một xưởng mộc. Bác thợ mộc để đồ nghề khắp nơi trên sàn nhà trong đó có một chiếc cưa. Chú rắn bò lòng vòng chưa kiếm được thức ăn, nó trườn qua chiếc cưa và bị một vết cắt nhỏ, ngay lập tức, nó nghĩ rằng : “cưa” đã tấn công mình, nó quay lại cắn thật mạnh vào đối thủ khiến cho miệng nó chảy máu . Nó càng tức giận, tấn công tới tấp chiếc cưa cho đến khi chiếc cưa mang đầy máu, nó nghĩ đối thủ (chiếc cưa ) đã chết… Con rắn quyết định tấn công đợt cuối cùng rồi bỏ đi miệng, đầu mang đầy thương tích.
Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy con rắn chết một cách bất thường trước nhà mình.Ông đã tìm hiểu và thuật lại câu chuyện trên.
Ý NGHĨA LỚN
– Con rắn thuộc lớp bò sát ,loài súc sanh vì vô minh che lấp không phân biệt bạn, thù nên chết vì sự mê lầm của mình.
– Con người là sinh vật cao cấp ,xếp thứ hai trong lục đạo (thiên,nhân, atula, địa ngục,ngạ quỷ,súc sanh) nhưng đôi khi ra sức làm tổn thương người khác, chúng ta chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi..
– Khoan dung, tha thứ lỗi lầm của người khác chính là khoan dung,tha thứ cho chính mình
Chuyện thứ 17: CON VOI VÀ SỢI DÂY THỪNG
( Theo tập truyện Thiện Quang)
Một người đàn ông trung niên đi qua chỗ dàn voi đang đứng. Bất chợt ông dừng lại, ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn nầy chỉ bị cầm giữ bởi sợi dây thừng rất nhỏ buộc phía chân trước, không hề có xích sắt, cũng chẳng có chuồng giam. Ông ta suy nghĩ “lũ voi có đủ khả năng để dứt đứt dây, chạy đâu tuỳ thích! Nhưng tại sao chúng không làm thế”. Ông ta đem thắc mắc trên hỏi người quản tượng, người quản tượng vui vẻ có pha chút tự hào trả lời “ từ lúc nhỏ chúng tôi đã dùng loại dây thừng nầy, bây giò dù chúng đã lớn nhưng chúng vẫn tin mình không thể dứt đứt nổi những sợi dây thừng thời ấu thơ ấy” .Thế là chúng chẳng bao giờ có ý nghĩ trốn chạy sự quản lý của chúng tôi. Người đàn ông kinh ngạc rút ra một nhận định: Những chú voi khổng lồ kia dư sức chạy thoát sơi dây ràng buộc nhưng chỉ vì không tin chính mình, nghĩ rằng mình còn nhỏ như ngày nào nên đành theo “số phận”; còn con người thì sao?
Ý NGHĨA LỚN
– Voi là loài thú thuộc lớp có vú, rất hữu ích cho loài người.
– Voi sống theo bầy đàn rất tốt, thú dữ phải kiên dè chúng
– Câu chuyện trên cho ta thấy voi sống theo quán tính ( thói quen) do con người huấn luyện nên quên mất bản năng sinh tồn.
– Con người là sinh vật “tối linh” nên có trăm phương nghìn kế khống chế các sinh vật khác và không ít người tự đánh mất mình để trở thành những chú voi to xác nhưng thiếu tự tin vào chính mình.
– Hãy tự tin vào chính mình để xây dựng một tương lai tuơi đẹp.
Chuyện thứ 18: CÁI “DŨNG” CỦA NGƯỜI XƯA
Truyện Đông Châu Liệt Quốc có nêu 2 nhân vật đặc biệt là LẠN TƯƠNG NHƯ (quan văn) và LIÊM PHA (quan võ) của nước Triệu.
Tần là một nước mạnh, vua Tần muốn cướp viên ngọc quý họ Hoà của nước Triệu.
Một hôm vua Tần mời vua Triệu đến Mã Trì bàn quôc sự. Giữa buổi tiệc vua Tần bắt ép vua Triệu gãy đàn mua vui và sai quan Thái sử chép:” năm… tháng… ngày, vua Tần và vua Triệu họp tại Mã Trì, vua Tần sai vua Triệu gãy đàn mua vui…”
Lúc đó Lạn Tương Như theo hầu vua Triệu, thấy Tần Vương làm nhục vua mình bèn cầm bình rượu bước đến chỗ ngồi của vua Tần ra lệnh cho vua Tần gõ vào bình giúp vui cho bửa tiệc. Với đôi mắt tròn xoe, chân mày dựng nguợc, vua Tần sợ quá ra lệnh cho cận thần lui ra và làm theo Lạn Tương Như, vua đọc cho quan Thái sử ghi:”năm…,tháng….ngày…. vua Triệu cùng vua Tần họp tại Mã Trì vua Triệu sai vua Tần gõ vào bình rượu góp vui…”
Vua Tần uất hận vô cùng nhưng chưa dám xâm lăng nước Triệu vì sợ Liêm Pha dũng mãnh và Lạn Tương Như mưu lược.
Sự việc hạ nhục vua Tần đã làm cho dân chúng nước Triệu vui mừng và đặc biệt vui Triệu không tiếc lời khen và phong tước cho Lạn Tương Như cao hơn Liêm Pha.
Võ tướng Liêm Pha bất bình tuyên bố “ Lạn Tương Như chỉ dùng đầu môi chót lưỡi làm sao bằng công lao đánh đông dẹp bắc của ta.. Ra đường nếu gặp Lạn Tương Như ta sẽ giết”. Sự việc diễn ra nhanh chóng làm cho vua Triệu buồn phiền bao nhiêu thì vua Tần hồ hởi bấy nhiêu.
Lạn Tương Như buồn phiền bỏ chầu mấy hôm liền, khi thấy kiệu của Liêm Pha đi ngược chiều Lạn Tương Như liền cho kiệu mình tránh vào ngõ hẽm, đợi Liêm qua đi qua mới đi tiếp, nghe Lạn Tương Như tránh mình ,Liêm Pha càng đắc chí, gia nhân của Lạn Tương Như cho rằng ông ta sợ chết. Họ Lạn tâm sự “ sợ chết ư, Vua Tần mà ta còn trị thì ta còn sợ ai?, cái điều ta sợ nhất là nếu ta và Liêm pha có mệnh hệ gì thì mất nước vào tay kẻ thù, các ngươi hiểu chưa ?…” Nghe được lời tâm huyết của Lạn Tương Như, dân chúng rất nể phục.
Trước tình hình nguy cấp trên trong lòng vua Triệu rối bời, biết chuyện một hôm một hiền giả là Ngu Khanh đến yết kiến vuaTriệu và nhận sứ mạng thuyết phục Liêm Pha,
Ngu Khanh nhấn mạnh với Liêm Pha sụ nhẫn nhục của Lạn Tương Như là để cứu nước Tề khỏi bị diệt vong, nếu Liêm Pha còn cao ngạo hạ nhục họ Lạn thì nước Tần sẽ hưởng lợi và lịch sử sẻ không tha thứ cho những kẻ thất phu. Liêm Pha ngộ được cái đức của Lạn Tương Như, trong ngày hôm đó ông đã đến phủ của Lạn Tương Như quỳ trước sân để xin Lạn Tương Như tha thứ… Cả nước Triệu :vua chúa, quan lại, dân chúng vui mừng vì sự hoà giải của hai dòng họ có thế lực nhất thời bấy giờ..Nước Tần đành tiếp tục nuốt hận.
Ý NGHĨA LỚN
– Là một quan văn, không biết võ nghệ nhưng vì lòng yêu nước Lạn Tương Như đã dám liều mình dùng mưu mẹo khuất phục vua Tần đó là cái DŨNG của người TRÍ
– Lạn Tương Như nhẫn nhịn, chịu nhục trước võ tướng Liêm Pha là cái DŨNG của một người HIỀN biết vì quôc gia xã tắc quên cái ta riêng tư
– Võ biền, ngạo mạn như Liêm Pha mà biết nghe lời khuyên chân thành của Ngu Khanh là cái DŨNG của một người TRUNG.
– Việc Liêm Pha quỳ tại sân phủ của Lạn Tương Như xin tha lỗi là cái DŨNG của THÁNH NHÂN.
– Học giả Ngu Khanh đã vì sự tồn vong của nước Triệu , không sợ quyền uy của Liêm Pha đã triệt hạ cái cao ngạo của ông ta chính là cái DŨNG của bậc TRƯỢNG PHU
Cái DŨNG của người xưa rất đáng cho mọi người thời nay học tập nhất là anh em NHÀ LAM chúng ta.
Đầu xuân Giap Ngọ – 2014. thao.phanngoc@gmail.com – 0919462898