GÓC VƯỜN LAM ĐỐN NGỘ

A. DẪN NHẬP:
Thưa quý độc giả và anh chị em nhà Lam. Hôm nay xin phép được lạm bàn vấn đề ĐỐN – TIỆM trong pháp môn thiền mà “Kinh Pháp Bảo Đàn” có đề cập: Nam  Năng, Bắc Tú Hay Nam Đốn, Bắc Tiệm trên tinh thần vô ngã, vị tha.
Lý do đưa ra đề tài nầy là đâu đó có người cho rằng  Ngài Thần Tú tâm địa hẹp hòi  đã cho đệ tử của mình tìm giành lại y bát từ Ngài Huệ Năng  sau khi được Ngũ Tổ mật trao làm Tổ thứ 6, Tổ cuối cùng của Thiền tông (tổ thứ 33 của Phật giáo).
Mặt khác có nhiều tài liệu cho rằng, Ngài Huệ Năng là người Việt Nam (quê ở Lĩnh Nam), tiêu biểu là bài viết của Hòa thượng Thích Mãn Giác, năm 1985 tại Hoa Kỳ khẳng định Lục Tổ là người Việt. Trong phạm vi một bài viết ngắn chúng tôi chỉ xin phân tích  vấn đề TIÊM – ĐỐN có liên quan đến LỤC TỔ HUỆ NĂNG và ĐẠI SƯ THẦN TÚ.
B. TỔ BỒ -ĐỀ- ĐẠT –MA:
Vị Tổ thứ 28 của Thiền tông (Ấn Độ) vị Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa.
Ngài là vị vương tử thứ 3 của vua Hương Chi nước Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lỵ, được Tổ thứ 27 là Bát Nhã Đa La truyền y bát và phó chúc cho Ngài qua Trung Hoa truyền bá chánh pháp. Ngài vượt biển bằng thuyền sau 3 năm đến Trung Quốc thời Lương Võ Đế (520).
* Tóm tắt: Nội dung bài thuyết pháp của Tổ Đạt Ma với vua Lương Võ Đế và triều đình
                Phần thứ I      : Bản chất của tâm
                Phần thứ II     : Phương thức
                Phần thứ III    : Phật tánh
                Phần thứ IV   : Pháp thân
                Phần thư V    : Tĩnh tâm
                Phần thứ VI   : Thiền luận
                Phần thú VII  : Vô minh
                Phần thứ VIII : Giác ngộ
                Phần thứ IX   : Phật là gì?                      
                                    Tâm hỡi tâm ơi!
                                    Mi lớn đến nỗi bao trùm cả vũ trụ
                                    Mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua được
                                    Hỡi tâm của Ta! Mi là PHẬT.      
* Kết quả:
Lương Võ Đế là vị vua tín tâm Phật Pháp bên cạnh là văn võ bá quan là thành phần trí thức đương triều nhưng không lãnh hội được bài giảng của Tổ, một phần vì nhà vua và các quan còn chấp thủ một phần vì bài thuyết pháp quá ư mạnh mẽ, gần như sỗ sàng tuy lý luận rất đanh thép, ngôn từ rõ ràng và cô đọng bao gồm tất cả tinh hoa của giáo pháp Phật đà và cốt lõi của Thiền  ( ôi! Phật pháp nan văn!).
Tổ lặng lẽ bỏ đi và tu tại chùa Thiếu Lâm, núi Tung Sơn, ngồi thiền ngó mặt vào tường suốt 9 năm trời  (cửu niên diện bích).
Tổ tuyên bố: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.
         Bài kệ “phó thọ”của Sơ Tổ Đạt Ma:
                                      “Ngô bản lai từ độ
                            Truyền pháp cứu mê tình
                            Nhất hoa khai ngũ diệp
                   Kết quả tự nhiên thành”
        5 vị tổ kế thừa: Tổ thứ 2: HUỆ KHẢ; Tổ thứ 3: TĂNG XÁN; Tổ thứ 4: ĐẠO TÍN; Tổ thứ 5: HOẰNG NHẪN; Tổ thứ 6: HUỆ NĂNG.
                               ……………………………….
         C. HAI ĐỆ TỬ KIỆT XUẤT  CỦA NGŨ TỔ  HOẰNG NHẪN:
         1. Ngài HUỆ NĂNG:
         Người đất Tân Châu thuộc Lĩnh Nam, cha mất sớm, Ngài đi kiếm củi bán nuôi mẹ. Một hôm ngang qua nhà trên nghe câu kinh “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (nên sinh tâm từ chỗ không bám viếu vào đâu). Ngài tìm hiểu biết đó là kinh Kim Cang, chư ni tụng là đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Duyên may đã đến, có một thí chủ  giúp Ngài lo cho mẹ già, Ngài đến Hoàng Mai ra mắt Ngũ Tổ.
         Ngươi muốn cầu gì? Đáp: con muốn làm Phật. Tổ bảo: ngươi phương nam man rợ làm sao cầu Phật được? Đáp: người thì có bắc nam, Phật tính thì làm gì có nam bắc. Con thì lam lũ dốt nát, xấu xí nghèo cùng, Hòa Thượng thì uy nghi đỉnh đạc, sạch sẽ khác nhau nhưng Phật tính thì nào có  sai biệt bao giờ. Tổ biết Ngài là Pháp khí (*) cần phải bảo vệ, tránh sự đô kỵ nên cho Ngài ở nhà sau giả gạo, bổ củi  8 tháng trời …
         2. Ngài THẦN TÚ:
         Là vị giáo thọ sư, hàng ngày lo hướng dẫn cho đạo tràng tu học, Ngài là hình mẫu về tri thức và phẩm hạnh cho đồ chúng noi theo.
         3. Hai bài kệ bất hũ:
         Một hôm Ngũ Tổ bảo đồ chúng trình bày chỗ sở ngộ để tổ xét và truyền Tổ vị. Cả đạo tràng mấy trăm người không ai dám trình kệ vì nghĩ rằng Đại sư  Thần Tú kế thừa xứng đáng. Ngài Thần Tú khiêm nhường nên ra phía trước hành lang viết bài kệ trên vách:
                    Thân thị bồ đề thọ
                    Tâm như minh cảnh đài
                    Thời thời thường phấc thức
                    Vật sử nhạ trần ai”
                    (Thân là cây bồ đề;                                                                                                   
                    Tâm như đài gương sáng
                    Thường siêng lau, siêng rửa  
                    Chớ để bám bụi nhơ)
 
         Tổ khuyên mọi ngươi y kệ mà tu khỏi đọa ác đạo, đặng lợi ích lớn, nhưng nửa đêm Tổ gọi Ngài Thần Tú vào và cho biết: ông chỉ mới vào đến cửa chứ chưa vào được trong tòa nhà Như Lai, hãy trình kệ lại.
         Hai hôm sau, Ngài Huệ Năng hỏi ra mới biết có bài kệ của Ngài Thần Tú và nhờ quan biệt giá viết hộ lên vách bài kệ của mình:
                                      “Bồ đề bổn vô thọ
                                       Minh cảnh diệt phi đài
                             Bổn lai vô nhất vật
                             Hà xứ nhạ trần ai”
                             (Bồ đề vốn chảng cây
                             Gương sáng chẳng phải đài
                             Xưa nay không một vật
                             Chỗ nào bám bụi nhơ)
         Đọc bài kệ, đồ chúng kinh hãi, ngỡ ngàng vì hoàn toàn đối lập vói bài kệ của ngài Thần Tú. Tổ liền sai người xóa  và bảo  chưa kiến tánh
          4. Ngài Huệ Năng được Ngũ Tổ truyền y bát.
          Canh ba hôm sau, hiểu được mật ý của Ngũ Tổ, Ngài Huệ Năng lên phòng Tổ. Tổ thuyết giảng kinh Kim Cang. nghe xong Ngài Huệ Năng tác kệ rằng:
          Đâu ngờ tự tánh vốn thanh tịnh.
          Đâu ngờ tự tính vốn tự đầy đủ
          Đâu ngờ tụ tính  vốn chẳng sinh diệt
          Đâu ngờ tự tính vốn chẳng lay động
          Đâu ngờ tự tính vốn sinh vạn pháp
          Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền Y Bát và dặn ông là Tổ thứ 6   Tổ cuối cùng của Thiền tông.
          Ông về phương nam,  nên ẩn một thời gian, chớ nên thuyết giảng sớm…
          Qua 2 ngày Ngũ Tổ không ra thiền đường, chư tăng đến vấn an, biết Ngũ Tổ đã mật truyền y bát cho Ngài Huệ Năng nên bất bình đuổi theo, dẫn đầu là tướng quân Huệ Minh. Khi biết có người đuổi kịp mình, Ngài Huệ Năng để Y Bát trên tảng đá lớn và ẩn mình bên trong. Huệ minh dến lấy mà không làm sao xách lên nổi! liền gọi
          “Hành giả, hành giả tôi vì pháp mà đến nào phải vì y”. Sư ngồi trên tảng đá thuyết giảng  “Chẳng nghĩ thiện,chẳng nghĩ ác,cái nào là bản lai diện mục của thượng tọa Huệ Minh?”.  Ngay đó thường tọa Huệ Minh đại ngộ đãnh lễ Lục Tổ. Ngài Huệ Năng bảo hai  ta cùng thờ Hoàng Mai làm thầy, hãy khéo tự hộ trì.
          Huệ Minh xuống núi bảo đồ chúng hãy đi tìm hướng khác. Sau đó Huệ Minh đổi thành Đạo Minh để tỏ lòng kính trọng thầy. Lục Tổ ẩn dật 15 năm tại Tào Khê, ăn ở  cùng đám thợ săn. Duyên lành đã đến, Ngài Huệ Năng đến chùa Pháp Tánh gặp sư Ấn Tông, qua trao đổi  Ân Tông biết ngài là Tổ thứ 6 liền đãnh lễ. Lục Tổ cởi bỏ áo thợ săn, xuống tóc thọ cụ túc sau đó thăng tòa  giảng pháp cho Sư Ân Tông và đạo tràng chùa Pháp Tánh. …  Ngài sáng lập pháp môn Đông Sơn. Ngài từ chối lời thỉnh về kinh thành của vua Đường, Ngài viên tich ngày 25-7-715 tai Tân Châu.                    
          Các dòng thiền sau đây là hậu duệ của pháp môn Đông Son: Lâm Tế, Quy Ngưỡng,Tào Động,Vân Môn, Pháp Nhãn. Hai thiền phái Lâm Tế, Tào động có ảnh hưởng lón với Phật giáo Việt Nam.
      5. ĐỐN NGỘ, TIỆM NGỘ do đâu mà có?
          Trong khi Lục Tổ hoằng pháp tại chùa Bảo Lâm, Tào Khê thì Ngài Thần Tú truyền pháp giáo hóa phương Bắc. Người đời thường gọi là NAM NĂNG, BẮC TÚ hay NAM ĐỐN, BẮC TIỆM.
          Lục Tổ bảo đồ chúng rằng:   “Pháp vốn một tông, người có nam, có bắc, pháp chỉ có một, thấy có mau, chậm. Pháp không có ĐỐNTIỆM, người có lợi căn, độn căn nên gọi là ĐỐN – TIỆM
          Ngài Thần Tú chấn chỉnh tư tưởng lệch lạc của đồ chúng (cho rằng Ngài Huệ Năng không biết chữ) Ngài bảo “Ngài Huệ Năng được trí vô sư, thâm ngộ được pháp thượng thừa, tôi không bằng vậy”. Ngài đã sai đệ tử thân cận của mình là Chí Thành đến Tào Khê học đạo.
          Lục Tổ bảo với Chí Thành: “Thầy ông nói Giới Định Tuệ là tiếp người đại thừa,còn tôi nói Giới Định Tuệ là tiếp người   tối thượng thừa”.
          Khi vua Đường mời Ngài Thần Tú vào kinh đô giảng pháp, Ngài đã khiêm nhường tâu với vua: “Nam phương có Ngài Huệ Năng là người mật thọ y pháp của Tổ Hoằng Nhẫn, truyền tâm ấn của Phật, Hoàng Thượng thỉnh ngài hỏi pháp”.
Lời thưa nầy chứng tỏ rằng Ngài Thần Tú  có nhân cách lớn để mọi người tu chân chính ngưỡng mộ.
          ĐỐN NGỘ:         Thấy tánh ngay(trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật)
                             Đốn ngộ dành cho bậc đại căn ,đại trí
                             Tiêu biểu : 33 vị tổ của Phật giáo
          TIỆM NGỘ:       Dần dần tiếp cận chân lý
                             Tiệm ngộ dành cho người tiểu căn, tiểu trí
                             Tiêu biểu: Ngài Thần Tú+ quần chúng Phật tử.
 
          D. KẾT LUẬN:
          Bài kệ của Ngài Thần Tú cho thấy người tu chưa vào bên trong tòa nhà Như Lai nhưng đã tiếp cận chân lý, phù hợp với đai đa số quần chúng có căn tính thấp. Người tiểu căn như chúng ta theo con đường TIỆM NGỘ nhưng quyết tâm sẽ đến bến bờ giải thoát.
          Bài kệ của Ngài Huệ Năng cho ta thấy Ngài đã thành Phật  khi nghe câu kinh Kim cang: “ Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. Ngài đã ĐỐN NGỘ.
          Chúng ta không ngạc nhiên khi biết rằng vào thế kỷ thứ VI, vua Lương Võ Đế và triều đình vô cảm trước bài pháp súc tích, uyên bác của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma (**).
 
Phần chú thích:
            (*) Pháp khí: người có căn khí đạo đức,thọ lấy pháp Phật, truyền bá chánh pháp.
          (**) Anh, Chị nào cần bản Việt dịch bài giảng Pháp của Sơ Tổ, hãy liên hệ với chúng tôi, ĐT: 0919462898. (Chúng tôi sẽ gởi tặng).
 
                                                       thao.phanngoc@gmail.com

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn giadinhphattu.vn là vi phạm bản quyền

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.